Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Máu/
  4. Thiếu máu thiếu vitamin

Thiếu máu thiếu vitamin: Những điều cần biết về bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả

Bác sĩNguyễn Văn Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Thiếu máu thiếu vitamin xảy ra khi cơ thể có ít tế bào hồng cầu khỏe mạnh hơn bình thường. Nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu vitamin tăng lên theo tuổi và trong thời kỳ mang thai. Các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, khó thở và chóng mặt. Bổ sung vitamin, uống hoặc tiêm, có thể khắc phục sự thiếu hụt.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung thiếu máu thiếu vitamin

Thiếu máu thiếu vitamin là gì?

Thiếu máu do thiếu vitamin là tình trạng thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh do lượng vitamin cần thiết thấp hơn bình thường. Các vitamin này bao gồm các vitamin B6, vitamin B12, acid folic (vitamin B9) và vitamin C đều có một chức năng quan trọng là tạo ra các tế bào máu hồng cầu cần thiết cho việc cung cấp oxy đến các tế bào khắp cơ thể.

Tình trạng thiếu máu có thể xảy ra nếu bạn không được cung cấp đủ các vitamin trên. Đôi khi, dù được cung cấp đầy đủ vitamin, cơ thể bạn lại có vấn đề trong việc hấp thu và chuyển hoá các vitamin này. Điều này cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Triệu chứng thiếu máu thiếu vitamin

Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu thiếu vitamin

Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu do thiếu vitamin bao gồm:

  • Mệt mỏi, khó thở, chóng mặt;

  • Da nhợt nhạt hoặc tái xanh;

  • Nhịp tim không đều;

  • Sút cân, suy dinh dưỡng;

  • Loét ở miệng và lưỡi, chán ăn, tiêu chảy;

  • Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân, yếu cơ;

  • Rối loạn tâm thần: Thay đổi tính cách, lú lẫn hay quên.

Các dấu hiệu của thiếu vitamin thường phát triển chậm trong vài tháng đến vài năm. Từ không có triệu chứng đến các triệu chứng khó phát hiện hơn và dần tăng lên bên ngoài cơ thể khi sự thiếu hụt vitamin trở nên tồi tệ hơn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gọi cho bác sĩ nếu bạn xuất hiện các triệu chứng thiếu máu do thiếu vitamin. Bác sĩ có thể giúp loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn hoặc đề xuất phương pháp điều trị thích hợp cho tình trạng của bạn.

Nguyên nhân thiếu máu thiếu vitamin

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu vitamin

Thiếu máu thiếu vitamin nguyên nhân chính chủ yếu do thiếu vitamin hoặc không hấp thu vitamin trong cơ thể cụ thể như sau:

Do thiếu vitamin B6: Quá trình sản xuất hemoglobin yêu cầu phải có vitamin B6. Thiếu máu do thiếu vitamin này xảy ra thường xuyên nhất là khi bạn không ăn đủ thực phẩm giàu vitamin B6. Thiếu vitamin B6 cũng có thể được gây ra bởi một số thuốc bao gồm Nydrazid (isoniazid) được sử dụng để điều trị bệnh lao và L-DOPA để điều trị bệnh Parkinson và các tình trạng thần kinh khác.

Do thiếu folate: Có vấn đề về hấp thụ folate từ thực phẩm có thể dẫn đến sự thiếu hụt chất này. Những người bị bệnh ở ruột non có thể khó hấp thụ folate hoặc dạng tổng hợp của axit folic. Rượu làm giảm sự hấp thu folate, do đó uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến sự thiếu hụt chất này. Vài loại thuốc, chẳng hạn như một số loại thuốc chống động kinh, có thể cản trở sự hấp thu folate. Phụ nữ có thai và cho con bú có nguy cơ thiếu folate. Người trải qua lọc máu do bệnh thận cũng có thể bị thiếu máu do thiếu folate .

Do thiếu vitamin B12: Những người không ăn đủ các loại thực phẩm chứa Vitamin B12 có nguy cơ thiếu máu do thiếu vitamin này. Rượu có thể cản trở sự hấp thu vitamin B12, nên người nghiện rượu có nguy cơ cao mắc bệnh này. Các tình trạng như bệnh Crohn và bệnh celiac có thể cản trở khả năng hấp thu vitamin B12 của cơ thể. Phẫu thuật cắt dạ dày để giảm cân cũng có thể gây thiếu máu do thiếu vitamin dạng này.

Do thiếu vitamin C: Thiếu vitamin C có thể xảy ra nếu bạn không nhận được đủ vitamin C từ các loại thực phẩm. Thiếu vitamin C cũng có thể xảy ra bởi một tác nhân nào đó làm suy yếu khả năng hấp thu vitamin C từ thực phẩm, ví dụ như thuốc làm suy yếu khả năng hấp thu vitamin C của cơ thể.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)