Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ hô hấp/
  4. Thuốc ho & cảm
Siro Mucambrox 15 Borshchahivskiy CPP tiêu chất nhầy trong viêm phế quản (100ml)
Thương hiệu: PJSC Sic "Borshchahivskiy CPP"

Siro Mucambrox 15 Borshchahivskiy CPP tiêu chất nhầy trong viêm phế quản (100ml)

005007840 đánh giá0 bình luận

Chọn đơn vị tính

Hộp

Danh mục

Thuốc ho & cảm

Dạng bào chế

Siro

Quy cách

Hộp x 100ml

Thành phần

Nhà sản xuất

PJSC Sic "Borshchahivskiy CPP"

Số đăng ký

VN-20150-16

Thuốc cần kê toa

Không

Mô tả ngắn

Thuốc Mucambrox 15 là sản phẩm của PJSC Sic "Borshchahivskiy CPP" chứa hoạt chất Ambroxol hydrochlorid. Đây là thuốc dùng trị liệu tiêu chất nhầy trong các bệnh phế quản phối cấp và mạn tính có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường và giảm sự khạc đờm.

Nước sản xuất

Ukraina
Sản phẩm đang tạm hết hàng, dược sỹ sẽ liên hệ tư vấn.

Siro Mucambrox 15 là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Siro Mucambrox 15

Thành phần cho 5ml

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Ambroxol

15mg

Công dụng của Siro Mucambrox 15

Chỉ định

Thuốc Mucambrox 15 chỉ định điều trị:

Mucambrox được sử dụng trong trị liệu tiêu chất nhầy trong các bệnh phế quản phối cấp và mạn tính có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường và giảm sự khạc đờm.

Dược lực học

Ambroxol là một chất chuyển hoá của bromhexin, có tác dụng và công dụng tương tự như bromhexin. Ambroxol có tác dụng làm đờm lỏng hơn,  ít quánh hơn nên dễ bị tống ra ngoài, vì vậy thuốc có tác dụng long đờm. Một vài tài liệu có nêu ambroxol cải thiện được triệu chứng và làm giảm số đợt cấp tính trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng.

Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ambroxol có tính chất kháng viêm và có hoạt tính của chất chống oxy hoá. Ngoài ra, ambroxol còn có tác dụng gây tê tại chỗ thông qua chẹn kênh natri ở màng tế bào. Ambroxol có thể kích thích tông hợp và bài tiết chất diện hoạt phế nang. Thuốc đã được coi là một chất hoạt hoá chất diện hoạt phế nang. Tuy vậy, thuốc không có hiệu quả khi dùng cho người mẹ để phòng hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, nhưng thuốc có hiệu quả khiêm tốn khi điều trị sớm cho trẻ nhỏ phát bệnh.

Dược động học

Hoạt động của thuốc bắt đầu sau 15 phút uống thuốc và tác dụng kéo dài xấp xỉ 10 giờ.

Thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Nông độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong thời gian từ 0,5 tới 3 giờ sau khi uống. Liên kết của ambroxol với protein huyết tương là 80 - 90%. Ambroxol nhanh chóng được phân bổ từ máu tới các mô cơ thể và có nồng độ cao trong phổi. Thuốc qua được hàng rào máu não và nhau thai và được tiết vào sữa mẹ.

Mucambrox được chuyển hóa ở gan qua sự liên hợp. Nửa đời bán thải là 10 tiếng; không thấy có sự tích lũy thuốc. Thuốc cũng như các chất chuyển hóa tan trong nước được thải trừ trong nước tiểu (xấp xỉ 90%) và 5% dưới dạng không đổi. Nửa đời bán thải tăng lên ở người suy chức năng thận nặng mạn tính.

Cách dùng Siro Mucambrox 15

Cách dùng

Siro Mucambrox dạng dung dịch dùng đường uống. Thuốc nên được dùng cùng bữa ăn.

Liều dùng

Trẻ em

Cần tham khảo bác sỹ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ dưới 1 tuổi.

Trẻ em dưới 2 tuổi: 2,5ml (1⁄2 thìa cà phê), 2 lần mỗi ngày.

Trẻ em từ 2 tới 6 tuổi: 2.5ml (1⁄2 thìa cà phê) 3 lần mỗi ngày.

Trẻ em từ 6 tới 12 tuổi: 5ml (1 thìa cả phê) 2 - 3 lần mỗi ngày.

Bệnh nhân suy thân và/hoặc suy gan

Ở bệnh nhân suy thận và/hoặc suy gan nên tăng khoảng cách giữa các liều và giảm liều.

Thời gian trị liệu

Thời gian trị liệu không nên kéo dài quá 14 ngày.

Bệnh nhân nên được tư vấn và liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng tiếp tục kéo dài hơn 14 ngày hoặc các triệu chứng trầm trọng hơn mặc dù đang dùng Mucambrox.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Trong trường hợp quá liều, chỉ định rửa dạ dày trong vòng 1 - 2 tiếng sau khi uống, điều trị triệu chứng.

Trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ sau đây được phân loại theo nhóm cơ quan và xếp theo tần suất được quy định như sau: Rất phổ biến (≥1/10), phố biến (≥ 1/100, <1/10), không phổ biến (≥ 1/1000, <1/100), hiếm (≥ 1/10 000, <1/1000), bao gồm cả các trường hợp được báo cáo riêng biệt (<1/10 000), chưa được biết (không thể thiết lập được tần xuất từ dữ liệu đã có).

Phổ biến:

  • Rối loạn dạ dày - ruột: Tiêu chảy.

Không phổ biến:

  • Rối loạn chung và tình trạng nơi sử dụng thuốc: Các phản ứng dị ứng, gồm ngứa, ban, phù nề, phù mạch thần kinh, tăng nhiệt độ, và khó thở.
  • Rối loạn dạ dày-ruột: Khó tiêu (ví dụ nôn, buồn nôn), đau bụng.

Hiếm:

  • Rồi loạn dạ dày-ruột: Ợ nóng.

Rất hiếm:

  • Rối loạn chung và tình trạng nơi sử dụng thuốc: Phản ứng phản vệ (bao gồm cả sốc phản vệ), bao gồm các phản ứng nặng ở da như hội chứng Steven - Johnson và hội chứng Lyell's.
  • Rối loạn dạ dày - ruột: Táo bón, tăng tiết.
  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Chảy nước mũi, khô màng nhầy đường hô hấp.
  • Rối loạn thận và tiết niệu: Tiểu khó.

Chưa được biết:

  • Rối loạn da và mô mềm: Chứng mày đay.

Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Mucambrox 15 chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với ambroxol hydrochlorid hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Ba tháng đầu thai kỳ.
  • Loét dạ dày tiến triển.

Thận trọng khi sử dụng

Sử dụng Mucambrox với thuốc chống ho có thể dẫn tới khó thải đờm tại thời điểm giảm các cơn ho và do đó tránh sự kết hợp này. Mucambrox nên sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy thận và/hoặc suy gan (tăng khoảng cách giữa các liều dùng và giảm liều), ở bệnh nhân loét dạ dày và/hoặc loét tá tràng.

Sử dụng cho trẻ em: Cần tham khảo bác sỹ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai

Mucambrox không được khuyến cáo trong 3 tháng đầu thai kỳ, thuốc có thể được sử dụng sau khi đã đánh giá cẩn thận lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ với thai nhi trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Phụ nữ cho con bú

Ambroxol hydrochlorid được bài tiết vào sữa người do đó không khuyến cáo sử dụng Mucambrox 15 trong thời kỳ cho con bú.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc được tiến hành. Các bảo cáo về phản ứng phụ cũng không thấy có các phản ứng phụ ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời Mucambrox với các kháng sinh (amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) gây tăng nồng độ kháng sinh trong mô phổi. Sử dụng Mucambox 15 với thuốc chống ho có thể dẫn tới khó thải đờm tại thời điểm giảm các cơn ho.

Bảo quản

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Để xa tầm tay trẻ em.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Từ Vĩnh Khánh TườngĐã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường ĐH Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • AD

    ANH ĐẠT

    giá bao nhiêu a
    3 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Lữ Thị Anh ThưQuản trị viên

      Chào ANH ĐẠT,

      Dạ anh có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Siro Halixol 15mg/5ml điều trị hen phế quản và viêm phế quản (100ml) có giá 60,000 đồng/ chai ạ, tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT anh đã để lại ạ.

      Thân mến!

      3 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời