Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc hô hấp/
  4. Thuốc trị ho cảm
Thuốc Bromhexin 8mg Dược 3-2 tan đàm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính (10 vỉ x 20 viên)
Thuốc Bromhexin 8mg Dược 3-2 tan đàm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính (10 vỉ x 20 viên)
Thuốc Bromhexin 8mg Dược 3-2 tan đàm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính (10 vỉ x 20 viên)
Thuốc Bromhexin 8mg Dược 3-2 tan đàm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính (10 vỉ x 20 viên)
Thuốc Bromhexin 8mg Dược 3-2 tan đàm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính (10 vỉ x 20 viên)
Thuốc Bromhexin 8mg Dược 3-2 tan đàm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính (10 vỉ x 20 viên)
Thuốc Bromhexin 8mg Dược 3-2 tan đàm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính (10 vỉ x 20 viên)
Thuốc Bromhexin 8mg Dược 3-2 tan đàm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính (10 vỉ x 20 viên)
Thương hiệu: Dược 3-2

Thuốc Bromhexin 8mg Dược 3-2 tan đàm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính (10 vỉ x 20 viên)

0000143552 đánh giá0 bình luận
80đ / Viên

Chọn đơn vị tính

Hộp
Vỉ
Viên

Danh mục

Thuốc trị ho cảm

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách

Hộp 10 Vỉ x 20 Viên

Thành phần

Chỉ định

Chống chỉ định

Loét dạ dày tá tràng

Nhà sản xuất

Dược 3-2

Nước sản xuất

Việt Nam

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Số đăng ký

VD-31548-19

Thuốc cần kê toa

Không

Mô tả ngắn

Bromhexin 8 dạng viên nén của Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2 (F.T.Pharma), dùng trong các trường hợp liên quan đến rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính. Thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Đối tượng sử dụng

Người lớn, Trẻ em
Chọn số lượng
Sản phẩm đang được chú ý, có 1 người thêm vào giỏ hàng & 24 người đang xem

Thuốc Bromhexin 8mg là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Bromhexin 8mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Bromhexine

8mg

Công dụng của Thuốc Bromhexin 8mg

Chỉ định

Thuốc Bromhexin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Làm tan đờm trong viêm khí phế quản.
  • Viêm phế quản mạn tính.
  • Các bệnh phế quản - phổi mạn tính.
  • Ngoài ra Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Dược lực học

Bromhexin Hydroclorid là chất điều hoà và tiêu nhầy đường hô hấp. Do hoạt hóa sự tổng hợp Sialomucin và phá vỡ các sợi Mucopolysaccharid Acid nên thuốc làm đờm loãng hơn và ít quánh hơn. Thuốc làm long đờm dễ dàng hơn, nên làm đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.

Khi uống, thường phải sau 2 - 3 ngày mới có biểu hiện tác dụng trên lâm sàng.

Dược động học

Bromhexin Hydroclorid hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và bị chuyển hoá bước đầu ở gan rất mạnh, nên sinh khả dụng khi uống chỉ đạt 20 - 25%. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của Bromhexin Hydroclorid. Nồng độ đỉnh trong huyết tương, ở người tình nguyện khoẻ mạnh, đạt được sau khi uống, từ nửa giờ đến 1 giờ.

Bromhexin Hydroclorid phân bố rất rộng rãi vào các mô của cơ thể. Thuốc liên kết rất mạnh (trên 95%) với protein của huyết tương.

Bromhexin bị chuyển hoá chủ yếu ở gan. Đã phát hiện được ít nhất 10 chất chuyển hoá trong huyết tương, trong đó, có chất Ambroxol là chất chuyển hoá vẫn còn hoạt tính. Nửa đời thải trừ của thuốc ở pha cuối là 12 - 30 giờ tùy theo từng cá thể, vì trong pha đầu, thuốc phân bố nhiều vào các mô của cơ thể. Bromhexin qua được hàng rào máu não, và một lượng nhỏ qua được nhau thai vào thai.

Khoảng 85 - 90% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu là dưới dạng các chất chuyển hoá, sau khi đã liên hợp với Acid Sulfuric hoặc Acid Glucuronic và một lượng nhỏ được thải trừ nguyên dạng. Bromhexin được thải trừ qua phân rất ít, chỉ khoảng dưới 4%.

Cách dùng Thuốc Bromhexin 8mg

Cách dùng

Bromhexin được khuyên dùng đường uống với một cốc nước.

Liều dùng

Liều dùng Bromhexin thông thường cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Uống mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần.

Liều dùng Bromhexin thông thường cho trẻ em 5 - 10 tuổi: Uống mỗi lần ½ viên, ngày 3 lần.

Liều dùng có thể khác nhau đối với mỗi bệnh nhân. Liều bạn uống phụ thuộc vào tuổi, sức khoẻ và các điều kiện khác của bạn. Hãy trao đổi với bác sĩ kê toa hoặc bác sĩ về liều lượng thích hợp của bạn.

Làm gì khi quá liều?

Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo về quá liều do Bromhexin. Nếu xảy ra trường hợp quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Làm gì khi quên liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Bromhexin bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Tác dụng phụ hiếm gặp các trường hợp như:

  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Dị ứng trên da.
  • Có thể làm nặng thêm tình trạng ứ đờm trong phế quản ở một vài bệnh nhân không tự khạc đàm được.

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp tất cả các tác dụng phụ kể trên. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra. Trong quá trình sử dụng sản phẩm, nếu bệnh nhân thấy xuất hiện các tác dụng phụ hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì nên đến trung tâm cơ sở y tế gần đó nhất để nhận được sự tư vấn của bác sĩ điều trị, dược sĩ tư vấn và nhân viên y tế.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Bromhexin chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân nhạy cảm với Bromhexin hay các thành phần khác của thuốc.
  • Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và phụ nữ cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng

Trong khi dùng Bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.

Bromhexin, do tác dụng làm tiêu dịch nhầy, nên có thể gây huỷ hoại hàng rào niêm mạc dạ dày, vì vậy khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày phải rất thận trọng.

Cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân hen, vì bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.

Sự thanh thải bromhexin và các chất chuyển hoá có thể bị giảm ở bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận nặng, nên cần phải thận trọng và theo dõi.

Cần thận trọng khi dùng bromhexin cho người cao tuổi hoặc suy nhược, quá yếu không có khả năng khạc đờm có hiệu quả do đó càng tăng ứ đờm.

Sản phẩm nên bỏ đi sau khi đã dùng hết số lần sử dụng ghi trên nhãn hoặc quá 2 tháng sau khi mở nắp hộp vì có thể liều lượng không còn đảm bảo nữa.

Sử dụng đúng liều, không nên tự ý tăng hay giảm liều, vì như thế có thể gây ra các phản ứng quá mẫn, hoặc làm giảm hiệu quả điều trị sản phẩm.

Để xa tầm với trẻ em để tránh việc ăn nhầm sản phẩm, có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho đường tiêu hóa và gây ra một số bệnh lý khác cho cơ thể. Nếu có ăn nhầm, cần phải ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

Bệnh nhân không tự ý dừng sản phẩm mà phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ, nên giảm dần liệu lượng, việc tự ý dừng sản phẩm có thể gây giảm miễn dịch của cơ thể, và có thể làm tăng triệu chứng của một số bệnh.

Khi ngưng sử dụng sản phẩm cần giảm từ từ, không nên dừng đột ngột. Không nên bỏ quá 2 liều liên tiếp.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không quan sát thấy ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Không sử dụng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu và phụ nữ cho con bú.

Tương tác thuốc

Không phối hợp với thuốc làm giảm tiết dịch (giảm cả dịch tiết khí phế quản) như các thuốc kiểu Atropin (hoặc Anticholinergic) vì làm giảm tác dụng của Bromhexin.

Không phối hợp với các thuốc chống ho.

Dùng phối hợp bromhexin với kháng sinh (Amoxicillin, Cefuroxim, Erythromycin, Doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản. Như vậy, bromhexin có thể có tác dụng như một thuốc bổ trợ trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, làm tăng tác dụng của kháng sinh.

Trong quá trình sử dụng sản phẩm, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích để tránh làm ảnh hưởng tới hoạt động của hoạt chất.

Bảo quản

Bảo quản thuốc ở dưới 30°C, để nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp, phòng chống ẩm. Không để sản phẩm ở nơi trẻ em có thể với được.

Để ý bề ngoài sản phẩm, nếu thấy vỏ sản phẩm có dấu hiệu bị hở, sản phẩm bị đổi màu, chảy nước hoặc đã bị biến dạng, thì không sử dụng sản phẩm.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần dược phẩm 3/2 (F.T.Pharma).

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Đỗ Viết ChungĐã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Sản phẩm liên quan

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc Bromhexin được sử dụng để điều trị những bệnh gì?

  • Thuốc Bromhexin uống bao lâu thì có tác dụng lâm sàng?

  • Thuốc Bromhexin có dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi không?

  • Thuốc Bromhexin dùng phối hợp với các thuốc chống ho được không?

  • Thuốc Bromhexin mở nắp dùng được bao lâu?

Đánh giá sản phẩm (0 đánh giá)

Trung bình

5

2
0
0
0
0

Lọc theo:

5 sao
4 sao
3 sao
2 sao
1 sao
  • TN

    Thiện Nhân

    5
    24/05/2023
    Trả lời
    • Mai Huỳnh Khánh UyênDược sĩ

      Chào bạn Thiện Nhân,
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và ủng hộ nhà thuốc FPT Long châu. Bất cứ khi nào bạn cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng.
      Thân mến!
      24/05/2023
      Trả lời
  • HD

    hà đặng

    5
    24/05/2023
    Trả lời
    • Mai Huỳnh Khánh UyênDược sĩ

      Chào bạn Hà Đặng,
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đồng hành cùng nhà thuốc FPT Long Châu trong suốt thời gian vừa qua. Bất cứ khi nào bạn cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng.
      Thân mến!
      24/05/2023
      Trả lời

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • CP

    Chị phương

    Thuốc này có chứa kháng sinh không ạ
    2 ngày trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Cao Thị Linh ChiDược sĩ

      Chào chị Phương,
      Dạ sản phẩm không chứa kháng sinh

      Nhà thuốc thông tin đến chị.

      Thân mến!

      2 ngày trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • TS

    Nguyễn Thanh Sơn

    Thuốc này uống thường xuyên đc kg vậy ds
    8 ngày trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Tuấn ĐạiDược sĩ

      Chào bạn Nguyễn Thanh Sơn,

      Dạ mình không nên sử dụng thuốc Bromhexine thường xuyên ạ. Mình nên sử dụng đến khi triệu chứng của mình được cải thiện hoặc theo sự tu vấn của chuyên viên y tế ạ.

      Nhà thuốc thông tin đến bạn.

      Thân mến!

      8 ngày trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • NV

    Nguyễn Văn

    Bị khàng tiếng uống được không
    25 ngày trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Lữ Thị Anh ThưDược sĩ

      Chào bạn Nguyễn Văn,

      Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Xịt họng Xuyên Tâm Liên Hải Thượng Vương hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng, khàn tiếng (30ml), tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      25 ngày trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • BH

    b Hoa

    bị đờm do cảm cúm có uống được không ạ?
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thị Thuỳ LinhDược sĩ

      Chào bạn Hoa,
      Dạ sản phẩm làm tan đờm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính, Các bệnh phế quản - phổi mạn tính, Ngoài ra Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp, tình trạng của mình có thể tham khảo sử dụng và theo dõi thêm ạ.
      Nhà thuốc thông tin đến bạn ạ.
      Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • TM

    Trần Minh

    Thở làm như thiếu hơi,uống thuốc này được không ?
    2 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thị Thuỳ LinhDược sĩ

      Chào bạn Trần Minh,
      Dạ sản phẩm làm tan đờm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính, Các bệnh phế quản - phổi mạn tính, Ngoài ra Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.
      Nếu tình trạng của bạn do các bệnh lý này thì có thể sử dụng, tuy nhiên bạn nên sử dụng theo toa của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất ạ.
      Nhà thuốc thông tin đến bạn ạ.
      Thân mến!

      2 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
Xem thêm 5 bình luận