Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

10 điều sai lầm khi nấu ăn bạn phải bỏ ngay

Ngày 29/04/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc bổ sung thực phẩm để tăng cường sức khỏe là một việc làm quan trọng. Tuy nhiên, có một số sai lầm bạn có thể mắc phải khi làm bếp.

Khi làm bếp, để tạo ra những món ăn tươi ngon cho gia đình bạn cần bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết. Vì vậy, bạn cần tránh 10 sai lầm dễ mắc phải trong khi làm bếp này nhé!

1. Không rửa tay khi nấu ăn

Rửa tay là cách quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng gây hại có thể gây bệnh, và rửa tay với xà phòng thông thường là đã đủ. Hãy rửa tay trong thời gian tối thiểu 20 giây để đảm bảo vi trùng được rửa trôi xuống cống.

Việc không rửa tay khi nấu ăn, vô tình lây nhiễm mầm bệnh có trên bàn tay chúng ta vào thực phẩm, dễ gây nên các bệnh đường ruột như tiêu chảy, kiết lị,...

2. Không dùng riêng thớt

Để tránh lây nhiễm chéo, hãy đảm bảo thực hành các biện pháp an toàn khi xử lý thịt sống. Đó là không sử dụng cùng thớt và dao cho thịt sống và thức ăn sẵn sàng để ăn như rau sống...

Việc không sử dụng thớt riêng dễ khiến các mầm bệnh từ các loại thực phẩm tươi sống lây nhiễm qua các thực phẩm chín hoặc ăn sống, khiến bạn dễ mắc phải các loại kí sinh trùng.

3. Không lưu trữ và ăn thức ăn thừa đúng cách

Đừng để thức ăn ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ sau khi nấu, để ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển. Hãy cất thức ăn trong tủ lạnh và ăn hết trong vòng 3 - 4 ngày.

Trữ thức ăn bên ngoài quá lâu sẽ dẫn đến việc thức ăn bị lên men hoặc nhiễm khuẩn do vi khuẩn khuếch tán trong không khí sinh sôi. Vì vậy, để tránh ngộ độc thức ăn, bạn cũng cần trang bị kiến thức trữ thức ăn thừa sao cho đúng cách nhé!

10 điều sai lầm khi nấu ăn bạn phải bỏ ngay 1Thức ăn còn dư cần được bảo quản lạnh và dùng hết trong khoảng 3-4 ngày

4. Nêm quá nhiều muối

Hãy giảm muối khi nấu ăn, vì ăn nhiều muối ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là hệ miễn dịch và người bệnh cao huyết áp không nên ăn quá nhiều muối.

Ăn quá nhiều muối cũng là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, bệnh về thận do thận làm việc quá tải. Ngoài ra, huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây nên những bệnh lý nguy hiểm cho con người, đặc biệt là người cao tuổi.

10 điều sai lầm khi nấu ăn bạn phải bỏ ngay 2

Người cao huyết áp cần ăn ít muối để tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn

5. Chiên mọi thứ

Thực phẩm chiên rán thì luôn hấp dẫn. Mặc dù thỉnh thoảng có thể thưởng thức, nhưng không nên ăn món chiên rán thường xuyên! Hãy thử chiên không dầu hoặc rang để hạn chế chất béo dư thừa nạp vào cơ thể.

Đặc biệt, những món ăn chiên rán khi vào cơ thể sẽ phân hủy các phân tử dầu tạo ra các gốc tự do có thể gây tổn thương tế bào. Nếu tích tụ trong thời gian dài thì các phân tử này sẽ hình thành nhiều khối u vô cùng nguy hiểm.

6. Sử dụng quá nhiều dầu ăn

10 điều sai lầm khi nấu ăn bạn phải bỏ ngay 3Dầu ăn có nhiều calo và các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe của bạn

Mọi thứ nên ở mức độ vừa phải, vì vậy hãy đo chính xác lượng dầu thực sự cần là bao nhiêu, thay vì chỉ áng chừng bằng mắt, để tránh sử dụng quá nhiều chất béo giàu calo này.

Dầu ăn hoặc mỡ động vật có nhiều chất béo bão hòa, là nguyên nhân chính gây nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, xơ vữa động mạch, béo phì...nếu chúng ta quá lạm dụng.

7. Nấu rau quá kỹ

Hãy đảm bảo nấu rau đúng cách để giữ lại các vitamin. Việc nấu quá kỹ rau củ sẽ dẫn làm mất đi dinh dưỡng và các chất khoáng có trong rau, khiến cơ thể không thể hấp thụ đủ vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, nấu chín rau quá kỹ sẽ khiến rau bị bở nát, làm ảnh hưởng đến khẩu vị của người ăn.

8. Không kiểm tra màu sắc của thịt

Kiểm tra màu sắc của thịt và đảm bảo thịt không có mùi để chắc chắn không ăn phải thịt đã bị hỏng. Trên thị trường có rất nhiều nơi bán thịt, tuy nhiên, không phải nơi nào cũng đảm bảo thịt bạn mua là loại thịt tươi trong ngày. Việc trang bị kiến thức chọn thịt qua màu sắc cũng là một kỹ năng quan trọng để tránh mua phải thịt cũ, thịt hỏng.

Thịt để lâu ngoài môi trường dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn gây hại, gây ôi thiu, bốc mùi. Ăn phải các loại thịt hỏng dễ dẫn đến các bệnh lý về đường ruột hoặc tệ hơn là ngộ độc thực phẩm.

9. Rã đông không đúng cách

Đừng rã đông thịt trên bàn bếp. Mà nên rã đông thịt dần dần và an toàn bằng cách cho thịt vào nồi hoặc chậu nhỏ rồi để ở ngăn mát tủ lạnh. Làm như vậy sẽ tránh các giọt nước rơi ra và dính vào các thực phẩm khác. Rã đông trên bếp sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh lây lan trên thực phẩm.

10. Không cài tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp

Cách lưu trữ thực phẩm rất quan trọng, vì vậy hãy cài tủ lạnh ở mức 4 độ C trở xuống, vì đây là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm.

Nhiệt độ trong tủ lạnh quá cao khiến việc bảo quản thực phẩm không còn tốt do nhiệt độ trong tủ lạnh lúc này không có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh ngừng sinh sôi. Vì thế, thực phẩm dễ bị hỏng, có mùi và không bảo quản được lâu.

Mẫn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin