Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chốc lở là bệnh da liễu thường gặp vào mùa hè và có khả năng lây lan nhanh. Bệnh phát triển thành nhiều dạng khác nhau với những biểu hiện là những nốt sưng phồng rộp trên da, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày rồi đóng vảy. Ba mẹ hãy tìm hiểu về 3 dạng chốc lở ở trẻ để có những phương pháp chữa trị và chăm sóc hiệu quả.
Chốc lở có nguy cơ lây lan cao trong cộng đồng, đặc biệt là với những tiếp xúc gần như bạn bè trong lớp và từ những người thân trong gia đình. Cùng tìm hiểu những triệu chứng của từng giai đoạn của bệnh và mức độ nặng hay nhẹ để áp dụng các biện pháp chữa trị khác nhau.
Chốc lở có nguy cơ lây lan cao tương tự như virus tay chân miệng hoặc đau mắt đỏ do sự tiếp xúc trực tiếp như:
Bệnh lây lan từ người sang người, đặc biệt là từ người lớn sang trẻ em và người già vì đây là đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ bị các vi khuẩn tấn công. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè khi thời tiết hanh khô và nóng nực khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Bệnh chốc lở thường chia thành 3 giai đoạn như sau:
Đây là dạng chốc lở thường gặp và cũng là giai đoạn nhẹ của bệnh chốc lở. Bệnh nhân sẽ xuất hiện những mảng đỏ trên da, sau vài ngày chúng có thể bị loét ra nhưng không sưng phồng và chứa mủ, chỉ có những giọt nhỏ huyết tương rỉ ra khi vết loét bị vỡ do tác động từ ngoại lực và sau đó bắt đầu liền lại, tạo thành những mảng vảy vàng có màu mật ong.
Vì đây là trường hợp nhẹ nên những vết loét không sâu và phát triển với phạm vi hẹp. Tuy nhiên mẹ nên đề phòng trường hợp bé gãi rách những vết loét và mang vi khuẩn phát tán ra những khu vực khác trên da như hai bên má, miệng, mũi, cổ, tay chân…
Khi phát hiện những biểu hiện đầu tiên thì mẹ có thể sử dụng thuốc mỡ hoặc những loại kem bôi da có chứa kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và làm lành nhanh các vết thương, và với những cháu nhỏ phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Khi tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn thì bé sẽ chuyển sang giai đoạn chốc lở có bọng nước. Những bọng nước này nổi trên da khoảng vài ngày, phân bố rải rác và có nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên chúng gây ngứa rát khó chịu và rất dễ vỡ, khi vỡ sẽ tràn dịch mủ ra bên ngoài ra khiến cho vết thương lây lan nhanh hơn và những vết loét bên dưới da sẽ lâu lành hơn. Nếu như chốc loét không bọng nước có thể lành lại trong khoảng 7-10 ngày thì chốc lở có mụn nước sẽ có thời gian lành lại lâu hơn, có thể trên hai tuần với điều kiện chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ.
Hiện nay trên thị trường có nhiều kháng sinh và thuốc uống trị bệnh chốc lở như kháng sinh penicillin, cephalosporin, macrolid… nhưng chỉ có tác dụng với những vết thương hở không quá sâu và tình trạng mới nhiễm. Mẹ có thể sử dụng những loại dung dịch này sau khi sát khuẩn khu vực có vết thương nhưng hãy nhớ chú ý đến tình trạng sức khỏe của con, không nên vì quá nôn nóng mà sử dụng đồng thời nhiều phương pháp khác nhau có thể gây kích ứng.
Đây được xem là dạng nặng nhất cũng là 1 biến chứng nguy hiểm của bệnh chốc lở. Khi trẻ đang ở tình trạng chốc lở có bọng nước nếu không được chữa trị đúng cách sẽ khiến các vi khuẩn xuyên qua những lớp biểu bì của da tiến vào bên trong da.
Những vi khuẩn này thường ở dạng liên cầu hoặc tụ cầu và khiến cho da bị lở loét nặng, vết loét sâu lớn như dạng bị phỏng, bên trong chứa những lớp mụn mủ dày đặc. Những vết loét này sẽ không ngừng lây lan, khi lành lại sẽ tạo thành những mảng vảy dày, có thể để lại sẹo sau này cho trẻ.
Ngoài ra khi thấy những dấu hiệu sau thì bệnh chốc loét Ecthyma đã bước vào giai đoạn bội nhiễm, có thể dẫn đến những căn bệnh như viêm phổi, viêm cầu cận cấp, nhiễm trùng máu cấp tính:
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp