Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bé bị nhiễm trùng máu có thể do các nguyên nhân như: Vi khuẩn Gram (+): liên cầu, phế cầu, tụ cầu; Vi khuẩn Gram (-): não mô cầu, trực khuẩn đường ruột, trực khuẩn mủ xanh; Các vi khuẩn kỵ khí: Clostridium perfringens, Bacteroid fragilis.
Nhiễm trùng huyết hay còn gọi là nhiễm trùng máu có thể gặp ở mọi trẻ em, đặc biệt là trên thể trạng của trẻ có tổn thương ngoài da như viêm da, mụn nhọt, các ổ áp-xe, viêm phổi, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, viêm màng não mủ... Nguyên nhân của tình trạng này thường do các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E.coli, Klebsiella, Pseudomonas…
Bé bị nhiễm trùng máu xảy ra phổ biến khi trên thể trạng của trẻ có tổn thương ngoài da như viêm da, mụn nhọt, viêm răng lợi, các ổ áp-xe, viêm phổi, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, viêm màng não mủ... Nguyên nhân của căn bệnh này thường do các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E.coli, Klebsiella, Pseudomonas...
Nguy cơ mắc bệnh thường gặp nhiều ở trẻ chưa được tiêm chủng ngừa, suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, đang điều trị corticoid, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh... Đó cũng chính là lý do vì sao bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh phổ biến.
Đây là một rối loạn cực kỳ phức tạp liên quan đến sự hoạt hóa của rất nhiều cơ chế khác nhau, nhưng chồng chéo và tương tác với nhau trong cơ thể khi nhiễm bệnh, như các hệ thống gây viêm, chống viêm, đông máu và hệ thống khác.
Trẻ em mắc nhiễm trùng máu thường có những triệu chứng như sau:
Triệu chứng của các trường hợp nhiễm trùng máu nặng:
Một biến chứng phổ biến nhất ở tình trạng bé bị nhiễm trùng máu là hiện tượng máu đông. Các cục máu đông nặng nề ảnh hưởng xấu đến các cơ quan. Từ đó, các biến chứng tắc mạch, nhồi máu, thiếu máu là khó tránh khỏi. Nếu biến chứng này nặng hơn còn gây nên nguy cơ suy đa tạng cực kỳ nguy hiểm. Nó làm giảm chức năng gan và thận. Một số trẻ cần phải lọc máu, thở máy nếu rơi vào trường hợp này.
Thông thường để chẩn đoán chính xác liệu bé bị nhiễm trùng máu hay không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cơ bản (công thức máu ± CRP) và nếu bị nhiễm trùng máu thì kết quả có tình trạng phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng viêm nhiễm (bạch hầu tăng cao, CRP tăng...). Bệnh nhân sẽ được nhập viện và làm thêm một số xét nghiệm khác để xác định nơi bị nhiễm trùng (họng, tai, đường tiêu hoá, đường tiểu...) và tùy nguyên nhân nhiễm trùng là gì và khả năng đáp ứng với điều trị với kháng sinh mà thời gian điều trị khác nhau.
Khuyến cáo xử trí nhiễm trùng huyết hiện nay dựa trên những nguyên tắc sau:
Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ nhỏ, các bà mẹ ngay từ khi mang thai hãy khám thai định kỳ. Mẹ bầu tuyệt đối không được tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chữa trị ngay nếu có viêm nhiễm âm đạo. Đến lúc sinh nở, cần đến cơ sở y tế có người giàu kinh nghiệm chuyên môn, đầy đủ dụng cụ được sát trùng triệt để.
Hơn nữa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tiêm phòng vắc xin đúng quy định. Trong quá trình chăm sóc con, cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, quan tâm đến tã lót cũng như quần áo của trẻ. Trước khi tiếp xúc với trẻ, cần rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn.
Bé bị nhiễm trùng máu thực sự nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng trẻ nhỏ. Nếu phát hiện quá muộn, vấn đề chữa trị bệnh vô cùng phức tạp. Trên thực tế, có rất nhiều gia đình phải bỏ cuộc vì việc chữa trị quá tốn kém. Vì vậy ngay từ bây giờ, các bậc phụ huynh hãy thực hiện tốt công tác phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe con mình nhé!
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.