Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

3 mẹo dùng cây rau mương giảm triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả

Ngày 13/01/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mẹo dùng cây rau mương giảm triệu chứng trào ngược dạ dày được xem là phương pháp dân gian hiệu quả. Phương pháp này giúp giảm khó chịu và cải thiện tình trạng trào ngược hiệu quả.

Mẹo dùng cây rau mương giảm triệu chứng trào ngược dạ dày là một trong những mẹo dân gian phổ biến được sử dụng nhiều hiện nay với mục đích cải thiện bệnh tại nhà. Phương pháp này có hiệu quả khá tốt, an toàn và giúp tiết kiệm nhiều chi phí. Dưới đây là 3 công thức trị trào ngược dạ dày bằng cây rau mương mà người bệnh có thể tham khảo lựa chọn.

Công dụng của cây rau mương 

Tên gọi khác: Rau mương nằm, rau mương đất,…

Tên khoa học: Ludwigia octovalvis.

Họ: Dừa nước.

Rau mương là một loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng và có hoa màu vàng hoặc trắng. Chúng thường mọc ở những nơi ẩm ướt như ven hồ nước hay bờ đê. Ở nước ta, cây rau mương phân bố phổ biến ở các tỉnh Thừa Thiên Huế,  các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên,…

Công dụng của rau mương Công dụng của rau mương

Theo Đông y thì rau mương là loại dược liệu có vị ngọt nhạt, tính mát khi vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng và cải thiện các triệu chứng kiết lỵ, tiêu chảy. Đây là loại rau lành tính nên thường được dùng để nấu canh ăn hàng ngày hoặc làm thuốc điều trị các bệnh viêm nhiễm, sình bụng và giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

3 cách dùng cây rau mương giảm triệu chứng  trào ngược dạ dày

Điều trị trào ngược dạ dày bằng cây rau mương là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người lựa chọn và áp dụng. Dưới đây là 3 mẹo dùng cây rau mương giảm triệu chứng trào ngược dạ dày mà bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng tại nhà.

Rau mương khô

Trào ngược dạ dày khiến cho bệnh nhân khó chịu, tạo cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Để làm thuyên giảm các triệu chứng này, bạn có thể dùng rau mương khô nấu nước để uống hàng ngày.

Cách thực hiện:

  • Dùng một ít lá rau mương phơi khô để nấu nước uống. Trường hợp không có sẵn loại phơi khô thì có thể hái lá rau mương và tự sơ chế. Sau đó, rửa và thái nhỏ rau mương rồi đem phơi khô hoặc sao khô trên chảo nóng.
  • Tiếp đến, bạn hãy cho một nắm lá khô vào trong nồi, nấu cùng với 1,5 lít nước lọc. Chờ nồi nước sôi đến khi cạn lại còn một nửa thì tắt lửa.
  • Phần nước thuốc thu được dùng để uống 2 – 3 lần trong ngày và dùng trước khi ăn 30 phút để có được hiệu quả tốt nhất.
  • Kiên trì thực hiện đến khi tình trạng trào ngược dạ dày dần thuyên giảm.

Nước cốt rau mương

Nhiều bệnh nhân không có thời gian đun nước từ lá rau mương thì có thể dùng mẹo cây rau mương giảm triệu chứng trào ngược dạ dày khác, đó là dùng cây tươi để xay hoặc ép để lấy nước uống trị trào ngược dạ dày. Cách này khá đơn giản, tuy nhiên bạn cần chú ý đảm bảo sơ chế sạch sẽ cây rau mương sau khi thu hái để hạn chế làm viêm nhiễm dạ dày

Nước cốt rau mương giúp trị trào ngược dạ dày Nước cốt rau mương giúp trị trào ngược dạ dày

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm cây rau mương tươi và một ít đường trắng.
  • Rửa rau mương thật sạch, cũng có thể ngâm cùng nước muối pha loãng 15 phút để đảm bảo loại bỏ hết tạp chất còn bám trên lá cây và để ráo nước.
  • Cắt cây rau mương thành nhiều đoạn nhỏ và cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó dùng một tấm vải mỏng sạch để lọc lấy phần nước cốt.
  • Cho 200ml nước ấm vào ly, bạn cũng có thể cho thêm 1 – 2 muỗng cà phê đường cát trắng để dễ uống.
  • Người bệnh nên uống mỗi ngày trước bữa ăn 30 phút để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ngâm rượu cây rau mương 

Bên cạnh hai mẹo kể trên, chúng ta còn một mẹo dùng rau mương giảm triệu chứng trào ngược dạ dày đó là ngâm rượu rau mương.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị rau mương tươi và rượu 45 độ.
  • Rau mương rửa sạch, ngâm cùng nước muối và rửa lại một lần nữa với nước rồi để ráo.
  • Sau đó, cắt rau thành nhiều đoạn nhỏ rồi cho vào hũ thủy tinh.
  • Đổ rượu vào sao cho ngập hết phần rau, đậy nắp và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Dùng sau 15 ngày ngâm rượu, mỗi lần dùng khoảng 15ml, uống trực tiếp trước mỗi bữa ăn, dùng 2 lần/ ngày.

Một số lưu ý khi trị trào ngược dạ dày bằng cây rau mương

Cây rau mương giảm triệu chứng trào ngược dạ dày là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và đảm bảo an toàn thì mọi người nên lưu ý một số vấn đề sau:

Lưu ý khi dùng cây rau mương Lưu ý khi dùng cây rau mương
  • Chú ý về vấn đề vệ sinh, rửa rau sạch trước khi chế biến. Ngâm với nước muối pha loãng một vài phút là cách giúp loại bỏ vi khuẩn, tránh tình trạng viêm nhiễm bên ngoài vào dạ dày khiến cho tình trạng bệnh nặng nề hơn.
  • Với phương pháp dùng rượu ngâm rau mương để giảm tình trạng trào ngược dạ dày thì bệnh nhân chỉ nên uống với liều lượng vừa phải. Tránh tình trạng lạm dụng, dùng rượu quá nhiều dễ khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Vì là thảo dược thiên nhiên nên bệnh nhân cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Không nên tự ý kết hợp nhiều bài thuốc, cách chữa trị nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ. 
  • Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Hạn chế ăn những thức ăn cay nóng, thực phẩm quá chua, nhiều dầu mỡ,...
  • Để sớm phục hồi, bệnh nhân cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Tránh căng thẳng vì căng thẳng làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
  • Kết hợp thăm khám y tế, tái khám và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày tại nhà để đảm bảo an toàn. 

Dùng cây rau mương giảm triệu chứng trào ngược dạ dày là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người biết đến và lựa chọn áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần phải hết sức cẩn trọng và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp tại nhà để đảm bảo an toàn và tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: DongYVietNam

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm