Áp dụng những phương pháp chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh an toàn, lành tính sau đây có thể xoa dịu nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.
Cảm cúm là bệnh thường gặp đối với trẻ sơ sinh. Tuy bệnh lành tính nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan để tránh dẫn đến các biến chứng không ngờ, gây ảnh hưởng xấu đến thể trạng yếu ớt của trẻ.
1. Bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Cảm cúm ở trẻ sơ sinh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh xuất hiện một cách đột ngột và hầu hết thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày là khỏi. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh mà không được chữa trị kịp thời, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng.
Dấu hiệu cảm cúm thường xảy ra bắt đầu từ 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus cúm. Các triệu chứng nặng thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Chúng bao gồm: sốt cao, ớn lạnh, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau cơ, đau đầu, cảm thấy yếu ớt và mệt mỏi, mắt nhạy cảm với ánh sáng, dạ dày khó chịu (xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn người lớn).
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu cảm cúm nêu trên, mẹ cần lên phương hướng điều trị cho trẻ, tránh để lâu. Dùng thuốc tây điều trị không hề tốt đối với trẻ sơ sinh, đôi khi còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Thay vào đó, mẹ hãy sử dụng các biện pháp chữa cảm cúm nhẹ nhàng, an toàn hơn cho trẻ mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu nên rất dễ bị cảm cúm
2. Chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh
Rửa mũi cho trẻ một cách thường xuyên
Trẻ sơ sinh cần sự trợ giúp của mẹ trong việc làm sạch chất nhầy trong mũi vì trẻ quá bé để tự hỉ mũi. Mẹ nên sử dụng dụng cụ xịt rửa và hút mũi để giúp bé hít thở dễ dàng hơn, thực hiện hành động này trước khi cho bé bú khoảng 15 phút.
Các bà mẹ có thể tự pha nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ ngay tại nhà bằng cách: hòa tan khoảng ½ muỗng cà phê muối với 240 ml nước ấm. Mỗi lần cần dùng, mẹ nên làm mới dung dịch để đảm bảo an toàn, không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Cách vệ sinh mũi cho bé đơn giản như sau: Đặt bé nằm ngửa, lót một tấm khăn dưới đầu cho bé, sau đó nhỏ từ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào hai bên mũi bé để làm lỏng các dịch nhầy. Giữ đầu bé trong khoảng 30 giây. Tiếp theo, dùng dụng cụ hút mũi để hút các dịch nhầy ở hai bên mũi. Lưu ý không nên hút mũi cho bé quá nhiều lần trong ngày vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Ngoài ra, không sử dụng phương pháp này 4 ngày liên tiếp vì điều này sẽ làm cho mũi của bé bị khô và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem ngay:
Mẹ nên rửa mũi cho trẻ hàng ngày khi bị cảm cúm
Làm ẩm không khí để xoa dịu các triệu chứng cảm cúm
Làm ẩm không khí trước khi tắm là một cách giúp xoa dịu các triệu chứng cảm cúm ở trẻ. Mỗi khi tắm, mẹ có thể dùng vòi hoa sen phun nước nóng một lúc để phòng đầy hơi ẩm rồi tắm cho bé như bình thường. Trường hợp sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm thì nên kiểm tra và vệ sinh máy một cách thường xuyên để tránh trường hợp máy bị ẩm mốc và phun ra hơi độc.
Sử dụng dầu nóng dành cho trẻ sơ sinh
Các loại dầu lành tính như khuynh diệp, tinh dầu bạc hà tuy không có hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm cho trẻ nhưng lại giúp làm dịu sự khó chịu do bệnh gây ra. Trẻ sẽ ngủ ngon giấc vào ban đêm nhờ cảm giác mát lạnh do dầu mang lại.
Buổi tối trước khi trẻ đi ngủ, mẹ dùng dầu nóng xoa vào ngực, cổ và lưng của bé, sau đó massage nhẹ nhàng để giúp tăng cảm giác dễ chịu cho bé. Chú ý tránh để dầu tiếp xúc với miệng, mũi và xung quanh mắt hoặc bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt của bé.
Sử dụng tinh dấu bạc hà có thể xoa dịu các triệu chứng cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Hường