Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư bàng quang là một bệnh lý ác tính đứng thứ hai trong các loại ung thư đường tiết niệu, chỉ sau ung thư tuyến tiền liệt. Ở nước ta, số ca mắc bệnh ngày càng tăng, có thể do các yếu tố như hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm và tiếp xúc với hóa chất. Vậy cách điều trị ung thư bàng quang là gì?
Triệu chứng phổ biến của ung thư bàng quang là tiểu ra máu, tiểu đau buốt và tiểu rắt. Tùy thuộc vào thể trạng và giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp can thiệp phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu tới độc giả các cách điều trị ung thư bàng quang phổ biến nhất hiện nay.
Ung thư bàng quang khởi phát từ trong bàng quang, chủ yếu là loại ung thư biểu mô đường niệu. Một số ít là dạng ung thư của tổ chức liên kết. Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, có một số tác nhân sẽ làm tăng khả năng mắc loại ung thư này.
Các yếu tố sau được xem là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của ung thư bàng quang:
Ung thư bàng quang có nhiều triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Khi có các biểu hiện dưới đây, người bệnh tốt nhất nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác:
Ung thư bàng quang có thể dễ dàng được chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Các phương thức điều trị chủ yếu gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Đây là phương pháp phổ biến để điều trị ung thư bàng quang. Loại phẫu thuật được lựa chọn phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn và cấp độ của khối u như:
Phẫu thuật nội soi
Đây là cách thức phẫu thuật ít xâm lấn. Bác sĩ sẽ tiến hành thông qua nội soi bàng quang, trong đó một ống mỏng được đưa vào bàng quang qua đường niệu đạo. Một dụng cụ có vòng dây nhỏ ở đầu được sử dụng để loại bỏ hoặc đốt cháy khối u bằng điện năng lượng cao.
Cắt bàng quang toàn phần
Nếu khối u lớn hoặc lan rộng trong bàng quang, việc cắt bỏ toàn bộ bàng quang thường là lựa chọn tối ưu. Phương pháp này loại bỏ toàn bộ bàng quang và các hạch bạch huyết lân cận. Ở nam giới, các cơ quan lân cận được cắt bỏ bao gồm tuyến tiền liệt, túi tinh và một phần ống dẫn tinh. Ở phụ nữ, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo sẽ được cắt bỏ. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chuyển nước tiểu, tạo ra một con đường mới để lưu trữ và đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể.
Cắt bàng quang bán phần
Phương pháp điều trị ung thư bàng quang này áp dụng trong trường hợp ung thư đã xâm lấn vào lớp cơ của thành bàng quang nhưng không lan rộng và chỉ tập trung ở một điểm. Khi này, khối u có thể được loại bỏ cùng với một phần của thành bàng quang mà không cần cắt toàn bộ. Các tổn thương trên thành bàng quang sau đó được đóng lại bằng các mũi khâu. Các hạch bạch huyết gần đó cũng được loại bỏ để ngăn chặn sự lan rộng của ung thư.
Chỉ một số ít người bệnh phù hợp với loại phẫu thuật này do đa số đều đã phát hiện ở giai đoạn muộn. Một ưu điểm của cắt bàng quang bán phần là người bệnh vẫn giữ được bàng quang và không cần phẫu thuật tái tạo. Tuy nhiên, phần bàng quang còn lại có thể không chứa được nhiều nước tiểu, do đó người bệnh có thể phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nhược điểm chính của phương pháp này là ung thư có thể tái phát ở phần còn lại của thành bàng quang. Do đó, cách cắt bàng quang bán phần không được áp dụng thường xuyên.
Đây là phương pháp điều trị ung thư bàng quang sử dụng các thuốc hóa học để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Để thực hiện được mục đích này, hóa trị sẽ giúp làm chậm quá trình phân chia tế bào hoặc tiêu diệt chúng. Có 2 phương pháp chính là:
Đối với ung thư bàng quang, cách thức hóa trị sẽ phụ thuộc vào loại và giai đoạn của bệnh. Đa hóa trị là phương pháp sử dụng nhiều loại thuốc chống ung thư kết hợp với nhau.
Đây là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ khác để tiêu diệt hoặc kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Có hai loại xạ trị:
Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn đầu đều có khả năng chữa khỏi. Tuy nhiên, ung thư bàng quang có thể tái phát ngay cả khi đã điều trị thành công. Vì vậy, người bệnh cần được theo dõi trong nhiều năm sau điều trị để phát hiện sớm sự tái phát của ung thư bàng quang. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích về điều trị ung thư bàng quang cho quý độc giả. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật các thông tin mới về phòng và chữa bệnh nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.