Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Từ khi còn ở trong bụng mẹ bé vẫn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai có sức khỏe kém và chậm phát triển hơn các bé khác.
Suy dinh dưỡng bào thai là một loại suy dinh dưỡng sớm nhất mà một người có thể mắc phải. Lúc này, thai nhi trong bụng mẹ sẽ phát triển chậm hơn so với tiêu chuẩn của các bé bình thường khác. Thông thường một trẻ bị coi là suy dinh dưỡng bào thai khi mà sinh đủ tháng vẫn chỉ nặng dưới 2,5 kg.
Căn cứ vào các thông số như vòng bụng, cân nặng và chiều dài trong các lần khám thai bác sĩ có thể kết luận sớm bào thai có bị suy dinh dưỡng hay không. Bên cạnh đó, dựa vào mức độ tăng cân của thai phụ và thói quen ăn uống của thai phụ cũng có thể kết luận con có bị suy dinh dưỡng hay không. Trong suốt thời gian mang thai chị em sẽ tăng khoảng 10 - 12 kg. Nếu tới gần cuối thai kỳ mà mẹ chỉ tăng khoảng 6kg thì nguy cơ con sinh ra bị suy dinh dưỡng còi xương rất cao.
Những trẻ bị tình trạng này khi chào đời thường bị cả suy dinh dưỡng chiều cao nhiều hơn hẳn những trẻ khác. Không những thế, khi lớn lên bé cũng nhẹ cân, thấp còi hơn bạn bè đồng trang lứa. Trong 3 tháng cuối thai kỳ và 3 năm đầu đời bộ não trẻ em phát triển rất mạnh, nếu không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ dễ khiến bé không được thông minh, nhanh nhẹn cho lắm.
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng bào thai chủ yếu: người mẹ mang thai ngoài tuổi 30, sức khỏe của mẹ không tốt, dinh dưỡng thai kỳ không hợp lý, mẹ sống trong môi trường ô nhiễm, căng thẳng. Ngoài ra một số thói quen xấu của mẹ cũng dễ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
Ăn quá nhiều: Một sự thật đáng ngạc nhiên, không phải mẹ cứ ăn thật nhiều đồng nghĩa với việc con sẽ tăng cân. Nếu mẹ ăn nhiều nhưng chỉ từ nguồn dinh dưỡng kém cộng với không bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vi chất cũng dễ làm bé suy dinh dưỡng. Không những thế, mẹ ăn nhiều dẫn tới thừa cân, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường và ảnh hưởng xấu tới bé như sinh mổ, sinh non, nghiêm trọng hơn còn làm lưu thai.
Ăn đêm: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen ăn đêm thực sự không cung cấp được nhiều dinh dưỡng cho thai nhi. Do đó, mẹ chỉ nên uống 1 cốc sữa ấm trước khi lên giường khoảng 1 tiếng. Tuyệt đối không tiêu thụ đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ và caffeine vào khoảng thời gian này.
Bổ sung canxi sớm: Nhiều bà mẹ có suy nghĩ nếu muốn con sau này cứng cáp khỏe mạnh thì cần bổ sung sớm và nhiều canxi cho con. Tuy nhiên khi sử dụng canxi quá sớm, nó dễ bị tồn đọng lại ở phần nhau thai. Việc này làm khả năng trao đổi chất giữa mẹ và con bị trì trệ. Thậm chí, với chị em đang mang thai uống quá nhiều canxi còn có thể mắc bệnh sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.
Huyền Trang
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.