Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phế cầu là vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn ở trẻ em với nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ. Vậy đâu là 4 bệnh gây di chứng nặng do phế cầu khuẩn ở trẻ? Và làm thế nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả?
4 bệnh gây di chứng nặng do phế cầu khuẩn ở trẻ bao gồm viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết. Với những tác động nghiêm trọng của bệnh, việc phòng ngừa cũng như nhận biết sớm các dấu hiệu là vô cùng quan trọng. Tiêm phòng phế cầu khuẩn cho trẻ em được coi là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh. Hãy cùng điểm qua 4 bệnh gây di chứng nặng do phế cầu khuẩn ở trẻ:
Viêm phổi là 1 trong 4 bệnh gây di chứng nặng do phế cầu khuẩn ở trẻ, là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp phổ biến, nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra là hiện tượng nhiễm khuẩn tại phổi, khiến phổi bị viêm kèm tổn thương nghiêm trọng.
Bệnh thường diễn tiến rất nhanh với các triệu chứng điển hình như sốt cao, ớn lạnh, ho nhiều và đau ngực. Trẻ mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn thường rơi vào tình trạng mệt mỏi, quấy khóc, nôn mửa, bỏ bú hoặc không ăn uống, dẫn đến suy kiệt. Một số trẻ còn có biểu hiện khó thở, thở nhanh và đau đầu dữ dội.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển nặng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi thùy, tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Trong số 4 bệnh gây di chứng nặng do phế cầu khuẩn ở trẻ, viêm màng não là bệnh khó phát hiện nhất, có tỷ lệ tử vong cao và dễ để lại những di chứng nặng nề suốt đời. Các biến chứng phổ biến bao gồm rối loạn khả năng học tập, mất thính lực, đôi khi trẻ có thể bị co giật.
Viêm màng não do phế cầu khuẩn thường xuất hiện với các triệu chứng sốt cao, bỏ bú kéo dài, quấy khóc vào ban đêm, nôn ói và tiêu chảy. Những dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa thông thường, khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn mà dễ bị bỏ qua.
Khi bệnh không được phát hiện kịp thời hay điều trị đúng cách, trẻ mắc bệnh có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tổn thương não, giảm thiểu các chức năng cơ bản, thậm chí có thể tử vong.
Bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn có thể là một trong những bệnh gây di chứng nặng nề nhất, đặc biệt là đối với trẻ em. Nhằm giảm thiểu tác động của bệnh, việc tiêm vắc xin phòng ngừa phế cầu là biện pháp hiệu quả, cần thiết. Đồng thời, nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời sẽ giúp hạn chế các biến chứng, bảo vệ sức khỏe trẻ em khỏi nguy cơ tử vong và tổn thương suốt đời.
Viêm tai giữa cũng là một trong 4 bệnh gây di chứng nặng do phế cầu khuẩn ở trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 2 tuổi. Nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch của trẻ trong độ tuổi này chưa hoàn thiện, cùng với cấu tạo và cơ chế hoạt động của hệ thính giác chưa phát triển đầy đủ.
Trong số các nguyên nhân gây ra viêm tai giữa, phế cầu khuẩn là tác nhân phổ biến nhất. Đây cũng là lý do hàng đầu khiến trẻ em phải thường xuyên sử dụng kháng sinh.
Trẻ nhỏ mắc viêm tai giữa do phế cầu khuẩn thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như đau tai, màng nhĩ sưng nề và đỏ, giảm thính lực, khó ngủ, sốt. Đau tai là dấu hiệu sớm, dễ nhận biết nhất, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể mất hứng thú với các hoạt động thường ngày, bỏ bú và kém tương tác với xung quanh.
Theo chuyên gia y tế, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tai giữa không phải là bệnh quá nguy hiểm. Phương pháp điều trị đúng cách có thể giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, không để lại biến chứng.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, thậm chí dẫn đến các vấn đề về thính giác lâu dài như mất thính lực vĩnh viễn.
Nhiễm khuẩn huyết là một trong 4 bệnh gây di chứng nặng do phế cầu khuẩn ở trẻ. Đây là tình trạng phế cầu khuẩn xâm nhập vào máu, gây ra sốc nhiễm trùng – một phản ứng cực kỳ nghiêm trọng của cơ thể đối với nhiễm trùng.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, đau nhức cơ, nhịp tim nhanh, khó thở hoặc thở gấp, đổ mồ hôi nhiều. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Để phòng tránh nhiễm khuẩn huyết do phế cầu, tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất. Các loại vắc xin phế cầu giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và những đối tượng có nguy cơ cao khác. Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sống và chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ cũng là những yếu tố quan trọng giúp hạn chế sự lây lan của vi khuẩn cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra 4 bệnh gây di chứng nặng do phế cầu khuẩn ở trẻ là viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, việc giảm thiểu các ca tử vong, ngăn ngừa biến chứng nặng nề do phế cầu khuẩn hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, đặc biệt là việc tiêm vắc xin.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm phòng vắc xin phế cầu khuẩn từ sớm, bắt đầu từ 6 tuần tuổi, là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm do vi khuẩn này gây ra.
Không chỉ trẻ nhỏ, người lớn cũng cần tiêm phòng phế cầu khuẩn, đặc biệt là người trên 65 tuổi hoặc người mắc bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh gan, bệnh phổi hay người có hệ miễn dịch suy yếu.
Phụ nữ trước khi mang thai cũng được khuyến khích tiêm vắc xin phế cầu khuẩn. Tiêm phòng trước thai kỳ giúp cơ thể người mẹ sản sinh ra kháng thể đặc hiệu, truyền lại cho thai nhi qua nhau thai, bảo vệ em bé trong những năm tháng đầu đời khi khoảng thời gian mà hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh tiêm phòng, các biện pháp như đeo khẩu trang ở nơi đông người, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cũng rất quan trọng trong việc phòng chống phế cầu khuẩn. Những biện pháp này kết hợp với tiêm phòng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Tại Việt Nam, hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đã xây dựng mạng lưới tiêm phòng rộng khắp cả nước với đội ngũ cán bộ y tế giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. Đây là một đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng tiêm chủng an toàn cho hàng chục nghìn gia đình với nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ tới người trưởng thành. Bạn có thể đến các trung tâm trong chuỗi tiêm chủng Long Châu để tiêm ngừa vắc xin phế cầu cho cả gia đình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...