Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cảm cúm mùa xuân là bệnh thường gặp vào khoảng thời gian từ tháng 10 cho đến tháng 12. Thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường rất dễ làm cơ thể mệt mỏi và đổ bệnh. Vẫn có những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn là điều trị.
Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, không khí ẩm ướt của mùa xuân dễ bắt virus trôi nổi trong không khí, khiến chúng bám vào các bề mặt trong nhà. Đây là điều kiện thuận lợi lây nhiễm cúm qua đường không khí. Thời tiết đầu xuân nồm ẩm, cơ thể rất dễ bị mắc chứng bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, sổ mũi, viêm họng. Điển hình là bệnh cảm cúm giao mùa.
Nhưng ngược lại, nó cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm cảm cúm mùa xuân gián tiếp qua các bề mặt nhiễm mầm bệnh. Nếu không kịp thời quét sạch virus, chúng vẫn có thể khiến cho một nửa số đồng nghiệp hoặc cả gia đình bạn bị lây nhiễm.
Điều này nghe có vẻ lạ nhưng ngủ ngon giấc có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy những ai bỏ lỡ giấc ngủ kéo dài 7-8 giờ mỗi ngày có thể khiến họ dễ bị mắc bệnh. Ngủ rất cần thiết để cơ thể hoạt động hiệu quả nhất.
Trong khi hầu hết chúng ta đều tìm đến các viên vitamin C khi bị cảm cúm thì các chuyên gia khuyên nên bổ sung vitamin D. Tình trạng thiếu vitamin D khiến lượng protein được sản sinh ra ít hơn trong khi đó, protein lại có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng. Bạn nên bổ sung chế độ giàu vitamin và khoáng chất.
Vào mùa xuân, bàn chân rất hay bị nhiễm lạnh nên chịu khó mang vớ (tất) có thể giúp bạn ngừa nguy cơ mắc bệnh cảm cúm mùa xuân. Để chân không trong tiết trời lạnh lẽo sẽ làm co mạch máu và giảm hệ miễn dịch.
Tập thể dục không bao giờ là thừa cả. Những ai thường xuyên tập thể dục như tập thể dục nhịp điệu, đi bộ nhanh hoặc đạp xe giảm được nguy cơ bị cảm cúm mùa xuân. Vận động hợp lý giúp tăng các tế bào miễn dịch trong máu và nước bọt.
Rửa tay sạch sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị cảm lạnh bởi xà phòng có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh góp phần hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh cảm cúm mùa xuân. Hãy cọ rửa tay bằng xà phòng ngay khi bạn bước vào nhà đặc biệt trước khi ăn.
Trà gừng mật ong
Gừng là loại gia vị cay, ấm giúp cơ thể chống lại cơn gió lạnh, làm ấm cơ thể. Vào mùa xuân, uống một tách trà gừng mật ong có tác dụng dưỡng ẩm cho làn da, chống lại thời tiết hanh khô, ngăn cảm lạnh.
Ba lát gừng tươi, 1 muỗng canh mật ong, châm thêm nước sôi là bạn đã có một tách trà ngon để thưởng thức.
Trà chanh mật ong
Đây là thức uống lý tưởng để thưởng thức vào buổi tối, lại rất có lợi cho phổi, đường ruột.
Uống rượu vang ở mức độ vừa phải (1-2 ly mỗi ngày) có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Đó là nhờ trong rượu vang có hàm lượng chất chống ô-xy hóa resveratrol cao. Nhưng cũng đừng vì thế mà lạm dụng rượu vang để tụ tập bạn bè đâu nhé.
Bảo Bảo
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.