Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu bạn dùng thuốc chống trầm cảm hoặc bắt đầu dùng thuốc tránh thai, rất có thể bạn sẽ phát hiện tác dụng phụ nhỏ gây khó chịu mà không ai cảnh báo: rụng tóc.
Debra Jaliman - giáo sư da liễu tại Trường Y khoa Mount Sinai ở NYC cho biết, một số loại thuốc có thể gây rụng tóc vì chúng cản trở chu kỳ phát triển bình thường của nang tóc. Khi nang tóc không thể phát triển đúng cách, tóc có thể bị rụng. Rụng tóc do dùng thuốc thường chỉ xảy ra tạm thời, có nghĩa là một khi bạn ngừng thuốc, tóc của bạn sẽ mọc trở lại bình thường. Tuy nhiên nó vẫn gây khó chịu và làm giảm sự tự tin.
Để biết tại sao lại rụng tóc, ta cần phải biết tóc mọc như thế nào. Các nang tóc trải qua bốn giai đoạn sau (với một số nang trong mỗi giai đoạn tại bất kỳ thời điểm nào).
Giai đoạn Anagen: Trong giai đoạn này, các tế bào ở chân tóc phân chia, góp phần tăng trưởng chiều dài của nang lông. Giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 5 năm.
Giai đoạn catagen: Đây là giai đoạn chuyển tiếp của quá trình mọc tóc. Các nang tóc co lại khiến tóc mọc chậm lại, giai đoạn này kéo dài khoảng 10 ngày.
Giai đoạn Telogen: Đây là giai đoạn thoái triển của sự phát triển của tóc, kéo dài khoảng 3 tháng.
Giai đoạn Exogen: Phần tóc cũ sẽ bị rụng đi, thường kéo dài khoảng 3 đến 5 tháng.
Trong một chu kỳ phát triển của tóc, phần lớn các nang tóc (khoảng 90%) đang ở giai đoạn anagen hoặc tăng trưởng.
Thuốc có thể dẫn đến hai dạng rụng tóc: rụng tóc telogen hoặc rụng tóc anagen. Susan Massick, phó giáo sư da liễu tại Đại học Y khoa Đại học Bang Ohio, cho biết rụng tóc telogen là dạng phổ biến hơn.
"Với rụng tóc telogen, tóc của bạn sẽ sớm chuyển sang giai đoạn ghỉ ngơi, ngừng phát triển và sau đó rụng, đi thường là vài tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc," Tiến sĩ Massick cho biết.
Trái lại, rụng tóc anagen xảy ra do một yếu tố nào đó tác động đến nang tóc như nhiễm độc hoặc viêm da đầu, khiến nang tóc dừng mọc và rụng đi.
Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến có thể gây ra cả hai dạng rụng tóc.
Thuốc trị mụn (một loại thuốc có nguồn gốc từ vitamin A) có thể tốt cho da dễ bị mụn nhưng lại có hại cho da đầu.
Loại thuốc trị mụn phổ biến nhất gây ra vấn đề này là accutane hoặc isotretinoin.
Vitamin A là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với tóc vì nó có thể giúp tóc phát triển. Nhưng khi dùng một lượng lớn vitamin A, các nang tóc có thể sẽ hoạt động quá mức.
Điều này dẫn đến tóc dừng phát triển nhanh hơn bình thường và tự rụng đi. Và vì cơ thể không thể tạo ra tóc mới đủ nhanh để thay thế, do đó có thể bị mỏng tóc hoặc thậm chí bị hói.
Thuốc làm loãng máu là một loại thuốc quan trọng đối với những người có nguy cơ bị đông máu và những người mắc bệnh tim như nhịp tim không đều, đau tim hoặc đột quỵ.
Tuy nhiên, một số chất làm loãng máu thông thường có thể gây rụng tóc, bao gồm:
Các bác sĩ đề xuất một số loại thuốc làm loãng máu khác ít có khả năng gây ra rụng tóc hơn, chẳng hạn như pradaxa (dabigatran), xarelto (rivaroxaban) hay eliquis (apixaban).
Cùng với đau dạ dày, chóng mặt và mờ mắt, thuốc chống động kinh như tridone (trimethadione) có thể gây rụng tóc như một tác dụng phụ tiềm ẩn.
Rụng tóc đã được xem là một trong những tác dụng phụ phổ biến của các loại thuốc này. Tuy nhiên tác dụng phụ này khá là nhẹ, đủ để bệnh nhân có thể duy trì hết liệu trình.
Dù đôi khi lo lắng hoặc căng thẳng có thể gây rụng tóc, các loại thuốc điều trị trầm cảm có thể khiến tóc bị rụng.
Các loại thuốc này có thể làm thay đổi hormone sinh sản - chẳng hạn như testosterone và estrogen - có thể dẫn đến rụng tóc.
Một số loại thuốc chống trầm cảm phổ biến có thể gây rụng tóc bao gồm:
Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như prozac (fluoxetine hydrochloride), zoloft (sertraline hydrochloride) và paxil (paroxetine).
Thuốc chống trầm cảm ba vòng như elavin (amitriptyline), pamelor (nortriptyline) và imipramine (tofranil).
Thuốc chẹn beta là thuốc ngăn chặn hormone epinephrine trong cơ thể, khiến tim đập chậm hơn.
Thuốc chẹn beta được dùng để điều trị huyết áp cao nhưng đồng thời cũng gây ra rụng tóc. Các loại thuốc này bao gồm:
Thuốc chẹn beta cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp. Một số loại thuốc như timoptic (timolol) cũng gây ra rụng tóc. Tuy nhiên, người ta phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị tăng nhãn áp mới hơn có tên là bimatoprost, có thể có tác dụng ngược lại bằng cách kích thích tóc mọc.
Bất kỳ phương pháp ngừa thai nào có chứa estrogen như miếng dán, thuốc viên hoặc vòng âm đạo đều có thể gây rụng tóc. Lý do là sự thay đổi nội tiết tổ xảy ra bên trong cơ thể.
Khi cơ thể bị sốc hoặc căng thẳng, trong trường hợp này là sự thay đổi đột ngột nồng độ hormone thông qua thuốc tránh thai chân tóc sẽ sớm bị đẩy vào trạng thái nghỉ ngơi. Trong thời gian đó, khoảng 70% tóc trên da đầu sẽ rụng, gây ra tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề tạm thời. Một khi cơ thể tự điều chỉnh theo tác dụng nội tiết tố của thuốc, tình trạng rụng tóc sẽ trở lại bình thường trong vòng 6 đến 12 tháng.
Các tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp (RA) và bệnh lupus có thể gây rụng tóc, song đôi khi, các loại thuốc dùng để làm giảm các triệu chứng cũng có tác dụng tương tự.
Hai loại thuốc chống viêm phổ biến nhất gây rụng tóc bao gồm:
Tuy các loại thuốc hóa trị đủ mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng, nhưng chúng cũng có thể tiêu diệt các tế bào đang phát triển khỏe mạnh, chẳng hạn như tế bào ở chân tóc.
Khi trải qua hóa trị để điều trị ung thư, các tế bào tóc giai đoạn tăng trưởng anagen sẽ ngừng phát triển. Tóc sẽ bắt đầu rụng ngay sau khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên đây chỉ là vấn đề tạm thời. Tóc sẽ mọc lại từ ba đến sáu tháng sau khi kết thúc điều trị.
Rụng tóc có thể xảy ra ở cả nam và nữ
Dù cả nam giới và nữ giới đều có thể bị rụng tóc do thuốc, nhưng phụ nữ vẫn chiếm đa số.
Không hẳn phụ nữ dễ bị rụng tóc hơn, nhưng họ có thể tự ti hơn về ngoại hình, lo lắng hơn về tình trạng tóc mỏng đi và có khả năng tìm kiếm các giải pháp để giải quyết tình trạng rụng tóc. Điều đó có thể dẫn đến việc họ phải dùng các chất bổ sung giúp mọc tóc hoặc chuyển sang các phương pháp điều trị rụng tóc tại chỗ.
Rụng tóc là tác dụng phụ phổ biến của một số loại thuốc, nhưng có nhiều cách để giảm rụng tóc và duy trì sức khỏe của tóc trong khi dùng các loại thuốc này. Dưới đây là một vài lời khuyên:
Chế độ ăn kiêng không thể đảo ngược tình trạng rụng tóc, song nó có thể giúp giảm thiểu một số tác hại. Một chế độ ăn uống cân bằng với vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng và protein là rất quan trọng.
Cần lưu ý kiểm tra mức độ sắt và ferritin, vì cả hai đều quan trọng đối với sự phát triển của tóc.
Tránh chế độ ăn kiêng rất ít calo hoặc chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, vì chúng thường không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tóc.
Cách duy nhất để đảo ngược tình trạng rụng tóc do dùng thuốc là ngừng dùng thuốc. Nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể ngừng được, nó còn tùy thuộc vào loại thuốc bạn đang sử dụng.
Nếu tình trạng rụng tóc xảy ra là do dùng thuốc điều trị huyết áp cao, như vậy bạn có thể đổi từ thuốc chẹn beta sang một lựa chọn khác, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc lợi tiểu. Nhưng nếu bạn đang dùng thuốc chống viêm để điều trị tình trạng như viêm khớp dạng thấp, thì khó để bạn tìm một loại thuốc khác thay thế.
Đa số sau khi ngưng dùng thuốc, tóc sẽ mọc trở lại. Tuy nhiên, việc chờ đợi tóc mọc lại hoặc phục hồi tình trạng rụng tóc do thuốc gây ra có thể cho ta cảm giác kéo dài bất tận.
Hầu hết tóc sẽ mọc lại sau khi ngừng thuốc
Chỉ mất từ 3 đến 6 tháng kể từ lúc bắt đầu dùng thuốc cho tới khi nhận thấy tóc rụng, nhưng quá trình mọc lại của tóc có thể lâu hơn, thường lên đến 12 đến 18 tháng.
Trong thời gian đó, ta cần kiên nhẫn chờ đợi và thử làm theo các bước sau:
Hầu hết thời gian, khi bạn ngừng thuốc, tóc của bạn sẽ mọc trở lại, nên đừng quá lo lắng, kiên nhẫn và thời gian là chìa khóa.
Hà My
Nguồn tham khảo: Livestrong
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.