Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

8 vấn đề cần biết để ngăn ngừa loãng xương

Ngày 29/11/2017
Kích thước chữ

Loãng xương là bệnh tiến triển âm thầm và hầu như không có biểu hiện gì đặc biệt. Vậy vấn đề loãng xương bạn cần biết là gì? Trong bệnh loãng xương có sự suy giảm

Loãng xương là bệnh tiến triển âm thầm và hầu như không có biểu hiện gì đặc biệt. Vậy vấn đề loãng xương bạn cần biết là gì?

Trong bệnh loãng xương có sự suy giảm mật độ xương và tổn thương vi cấu trúc của xương, tức là có sự hủy hoại của các cấu trúc hữu cơ và vô cơ của xương. Kết quả là sức mạnh của xương bị giảm, làm cho xương dễ bị gãy. Dưới đây là 8 vấn đề loãng xương bạn cần lưu ý.

1. Tại sao lại bị loãng xương

Loãng xương là tiến trình tự nhiên có biểu hiện điển hình sự mất chất xương làm cho xương trở nên giòn và dễ gãy. Bệnh thường gặp ở người già đặc biệt là phụ nữ trước sau và ở tuổi mãn kinh. Bệnh thường do một số nguyên nhân như cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, tiểu đường, nghiện rượu, nằm điều trị lâu tại giường, dùng một số thuốc như thuốc corticoide,…

2. Diễn tiến của quá trình loãng xương

Quá trình loãng xương kéo dài trong nhiều năm, bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi 30 trở đi và chiếm phần lớn ở độ tuổi từ 50 – 70. Lúc này bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau mỏi, chủ yếu ở cột sống lưng hay thắt lưng.

8 vấn đề cần biết để ngăn ngừa loãng xương
Loãng xương là tiến trình tự nhiên của cơ thể

Khi loãng xương xảy ra sẽ làm các đốt sống trở nên dễ giòn, gãy, gây đau cột sống kéo dài thường xuyên. Các cơn đau sẽ tăng lên nếu bạn ngồi lâu hoặc đôi khi cũng xuất hiện những cơn cấp tính dữ dội làm cho người bệnh rất hoang mang lo sợ.

Sau nhiều năm bị loãng xương có thể gây ra biến dạng cột sống như cong vẹo cột sống, lưng gù. Thậm chí còn gây ra lún và xẹp cột sống lưng, thắt lưng làm chiều cao giảm dần.

Nhưng vấn đề loãng xương ở xương tay chân có thể gây ra mối nguy hiểm khác là dễ bị gãy xương đùi, xương cẳng tay nếu hoạt động mạnh. Vì xương bị loãng rất yếu, rất dễ gãy.

3. Làm thế nào để có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương?

Các chuyên gia xem vấn đề loãng xương là một căn bệnh có thể phòng ngừa được. Cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D có thể giảm đáng kể nguy cơ bị loãng xương sau này. Thậm chí nếu bạn là một người trưởng thành, có một chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn, tránh những thói quen, lối sống không lành mạnh như hút thuốc và uống rượu quá mức, có thể giúp bạn ngăn ngừa loãng xương.

8 vấn đề cần biết để ngăn ngừa loãng xương
Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ

4. Cần bao nhiêu canxi là đủ và bao nhiêu là quá nhiều?

Lượng canxi bạn cần phụ thuộc vào độ tuổi của bạn, Viện y học khuyến cáo cách bổ sung canxi như sau:

  • Thanh thiếu niên cần 1.300 mg canxi mỗi ngày.
  • Người lớn từ 19 đến 50 tuổi cần 1.000 mg canxi mỗi ngày.
  • Phụ nữ trên 50 tuổi cần 1.200 mg canxi mỗi ngày.
  • Nam giới trưởng thành đến 70 tuổi cần 1.000 mg canxi mỗi ngày.
  • Nam giới sau 70 tuổi cần 1.200 mg canxi mỗi ngày.

5. Loãng xương có ảnh hưởng đến trẻ em không – vấn đề loãng xương

Vấn đề loãng xương ở trẻ em là rất hiếm. Nếu có thì nó thường là kết quả của tình trạng bệnh mãn tính như hen suyễn hoặc bệnh xơ nang được điều trị bằng steriod thời gian quá dài.

Việc điều trị thường phụ thuộc vào việc kiểm soát các bệnh lý hoặc thay đổi thuốc. Loãng xương ở trẻ em được gọi là loãng xương thiếu niên tự phát và không có nguyên nhân rõ ràng nhưng nó thường biến mất trong vòng 2 – 4 năm.

6. Nam giới có nên lo lắng về bệnh loãng xương không?

Mặc dù bệnh loãng xương được coi là một bệnh mà chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ, khoảng 20% các trường hợp còn lại là ở nam giới. Nhưng loãng xương ở nam giới thường là không được công nhận và không được điều trị. Bệnh loãng xương thường là căn bệnh thầm lặng, những triệu chứng đầu tiên của nó thường là xương bị gãy.

8 vấn đề loãng xương bạn cần biết để có biện pháp phòng tránh
Loãng xương ở nam giới thường là không được công nhận và không được điều trị

7. Vì sao vitamin D lại quan trọng đến quá trình hấp thụ canxi?

Quá trình hấp thụ canxi tốt hay xấu phụ thuộc khá nhiều vào vitamin D – ánh nắng mặt trời, vì vậy mỗi ngày nên tắm nắng khoảng 10-15 phút.

Theo khuyến cáo của Viện y học quốc gia Mỹ thì nhu cầu vitamin D của cơ thể như sau: 200IU(đơn vị quốc tế)/ngày cho nhóm người đến 50 tuổi. 400IU cho nhóm 51-70 tuổi và 600IU cho nhóm trên 70 tuổi.

Vitamin D có tác dụng rất quan trọng trong việc chuyển tải canxi từ ruột và thận vào máu. Nếu thiếu vitamin D thì canxi trong thực phẩm chúng ta ăn vào sẽ bị bỏ phí. Nếu không muốn đau đầu với những thực phẩm giàu vitamin D bạn có thể bổ sung qua thực phẩm chức năng Calci K2 – giúp ngừa loãng xương hiệu quả.

8. Di truyền có ảnh hưởng đến loãng xương?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho tỷ trọng xương thấp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Bởi vậy những ai có cha mẹ mắc bệnh thì bản thân sẽ rơi vào nhóm rủi ro cao. Người bệnh có thể được di truyền từ bố hoặc mẹ vì vậy cần tư vấn bác sĩ và áp dụng lối sống khoa học ngay từ khi còn trẻ.

Loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm trong nhiều năm lúc đầu còn nhẹ bệnh không có bất kỳ biểu hiện gì nên người bệnh không biết hoặc chủ quan không lo điều trị sớm. Cần phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp bạn tránh được tác hại nguy hiểm của bệnh loãng xương.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin