Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp liên quan đến hệ tiêu hóa, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng này. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp 9 câu hỏi thường gặp khi bị tiêu chảy nhất định phải biết để có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này nhé!
Tiêu chảy là bệnh lý tiêu hóa phổ biến, đặc trưng bởi dấu hiệu đi ngoài nhiều lần và phân lỏng kèm nước. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh hoặc do các bệnh lý khác. Dưới đây là 9 câu hỏi thường gặp khi bị tiêu chảy nhất định phải biết, cùng khám phá ngay nhé!
Hầu hết các trường hợp bị tiêu chảy thường không gây nguy hiểm và sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, tiêu chảy có thể gây tình trạng mất nước nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Nếu gặp các triệu chứng sau khi bị tiêu chảy, bạn nên thăm khám ngay:
Trong thực tế, biện pháp khắc phục tiêu chảy chủ yếu dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Trong phần lớn các trường hợp, bạn có thể áp dụng những cách sau:
Trường hợp nếu bị tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, phân có đi kèm máu, sốt cao trên 38°C, đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều, mệt mỏi, kiệt sức hoặc xuất hiện dấu hiệu mất nước như khát nước, miệng khô, tiểu ít,... thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra.
Phần lớn các trường hợp tiêu chảy có thể tự điều trị tại nhà bằng cách bù nước và điện giải kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng nghiêm trọng như đã đề cập ở trên, bạn cần đi khám ngay.
Khi bị tiêu chảy, việc duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng rất cần thiết để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Bạn nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu và tránh những món ăn có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Một số thực phẩm có thể ăn như bánh mì trắng, cháo, các loại trái cây chín như chuối, đu đủ, khoai tây, cà rốt,... và sữa chua. Đồng thời, tránh thực phẩm cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ sống, các sản phẩm từ sữa, chất kích thích, đồ ngọt và thức ăn giàu chất xơ.
Đông y có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy trong một số trường hợp nhất định thông qua các bài thuốc, châm cứu hoặc điều chỉnh chế độ ăn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong trường hợp tiêu chảy nặng hoặc kéo dài, bạn nên đi bệnh viện để được điều trị theo y học hiện đại.
Dù ở nhà hay đi du lịch, bạn cần tuân thủ những quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm sau:
Khi bị tiêu chảy, việc bổ sung nước và chất điện giải rất quan trọng để cơ thể phục hồi nhanh. Một số loại nước uống như nước lọc, oresol, nước dừa và nước táo rất phù hợp để giúp bù đắp lượng nước đã mất.
Men vi sinh hay lợi khuẩn, là những vi sinh vật có lợi tốt cho đường ruột. Men vi sinh có thể hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả bằng cách giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên, việc chọn đúng chủng loại và sử dụng đúng cách rất quan trọng để đạt kết quả tối ưu.
Trên đây là bài viết tổng hợp 9 câu hỏi thường gặp khi bị tiêu chảy nhất định phải biết, hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn. Tuy nhiên, những thông tin cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.