Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Acid Malic là gì? Hoạt chất này có công dụng gì đối với việc làm đẹp và cách sử dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về hoạt chất này để biết cách sử dụng hiệu quả nhé!
Acid Malic được biết đến như một dạng AHA với nhiều công dụng tuyệt vời đối với làn da. Hoạt chất này không chỉ giúp làm se khít lỗ chân lông, hỗ trợ giảm mụn mà còn có tác dụng dưỡng trắng và làm trẻ hóa làn da. Vậy Acid Malic là gì? Cơ chế hoạt động và tác dụng của hoạt chất này đối với làn da như thế nào? Cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Acid Malic là một loại axit trái cây tự nhiên, thuộc họ Alpha Hydroxy Acid (AHA), thường được tìm thấy trong trái cây, một số loại rau và rượu. Tên gọi của Acid Malic bắt nguồn từ tiếng Latin - "Malum" có nghĩa là táo.
Cơ thể con người cũng có khả năng tiết ra Acid Malic tự nhiên và hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng. Trong ngành thực phẩm, Acid Malic được sử dụng để tạo độ chua và làm hương liệu. Trong mỹ phẩm, Acid Malic được sử dụng như một thành phần phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da như kem chống lão hóa, kem làm trắng da, kem trị mụn và các sản phẩm chăm sóc tóc. Vì hoạt chất này thuộc nhóm AHA nên sẽ có khả năng tẩy tế bào chết, làm sáng da và chống lão hóa hiệu quả.
Acid Malic được biết đến là một thành phần tham gia vào chu trình Krebs, quá trình oxy hóa diễn ra trong tế bào sẽ giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng thành ATP - nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu cho thấy công dụng cụ thể của hoạt chất này. Vì vậy, trước khi sử dụng các loại thuốc có thành phần chứa Acid Malic, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để hiểu rõ hơn và đảm bảo việc sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Tại sao Acid Malic ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da? Theo các nghiên cứu, Acid Malic mang lại nhiều lợi ích bất ngờ trong việc làm đẹp da. Những công dụng đó bao gồm:
Acid Malic là một dạng của AHA nên có khả năng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng và làm sạch sâu bên trong lỗ chân lông. Ngoài ra, Acid Malic còn thúc đẩy sự sản sinh tế bào mới và tăng cường collagen, giúp làn da luôn tươi trẻ và ngăn ngừa nếp nhăn.
Acid Malic cũng được biết đến là một dưỡng chất để duy trì độ ẩm, giúp da luôn căng mịn và ngậm nước. Nghiên cứu năm 2020 đã chỉ ra rằng, Hyaluronic Acid là một hoạt chất tự nhiên có khả năng giúp duy trì độ ẩm và tăng cường khả năng thẩm thấu dưới da nhờ vào Acid Malic. Ngoài ra, Acid Malic còn được dùng để điều chỉnh độ pH trong các sản phẩm chăm sóc da.
Acid Malic có khả năng thúc đẩy tốc độ luân chuyển tế bào của làn da. Điều này đồng nghĩa rằng, quá trình sản xuất và thay thế tế bào chết trên da sẽ diễn ra nhanh hơn. Nhờ vậy, kết cấu da cũng được cải thiện đáng kể, làm mờ sẹo và ngăn chặn sự hình thành nếp nhăn. Đồng thời, giúp da trở nên đều màu và mịn màng hơn.
Acid Malic trong kem dưỡng da và sữa rửa mặt có khả năng loại bỏ tế bào chết, giữ cho lỗ chân lông thông thoáng và ngăn ngừa mụn trứng cá. Khi tế bào chết và dầu nhờn tích tụ sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, dẫn đến việc dễ hình thành mụn đầu đen, mụn viêm và mụn trứng cá.
Các chuyên gia da liễu nhận định rằng, Acid Malic phá vỡ liên kết giữa các tế bào, giúp loại bỏ lớp tế bào sừng già cỗi. Kết quả sẽ giúp làn da trở nên thông thoáng, mịn màng và đều màu hơn.
Cách sử dụng sản phẩm chứa Acid Malic là gì để đạt hiệu quả tối ưu và giảm nguy cơ bị kích ứng? Tùy thuộc vào loại sản phẩm mà bạn sử dụng như sữa rửa mặt, serum hay kem dưỡng sẽ có hướng dẫn sử dụng cụ thể. Khi dùng kem dưỡng da có chứa Acid Malic, bạn có thể kết hợp cùng các vitamin và hợp chất chống lão hóa khác như vitamin E, Nicotinamide (vitamin B3), Ascorbyl Tetraisopalmitate (vitamin C) và các sản phẩm chống nắng.
Khi sử dụng sản phẩm chứa Acid Malic để chăm sóc da, hãy rửa mặt sạch trước. Sau đó, thoa sản phẩm lên da và đợi cho đến khi sản phẩm thấm vào da, rồi tiếp tục sử dụng kem dưỡng và kem chống nắng như bình thường.
Mặc dù Acid Malic ít gây kích ứng hơn các loại AHA khác, nhưng vẫn cần kiểm tra kích ứng đối với những làn da nhạy cảm trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Theo đó, bạn có thể thoa sản phẩm lên vùng cổ tay hoặc sau tai và chờ 24 giờ để xem phản ứng của da.
Hãy nhớ sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da một cách tối ưu. Trong quy trình chăm sóc da, bạn có thể kết hợp Acid Malic với các hoạt chất khác để tăng hiệu quả của sản phẩm.
Tóm lại, khi sử dụng các sản phẩm có chứa Acid Malic thì bạn cần lưu ý những điều sau:
Acid Malic khi được sử dụng dưới dạng thực phẩm thường khá lành tính nếu dùng đúng liều lượng. Rất hiếm khi xảy ra tác dụng phụ khi sử dụng các chất bổ sung Acid Malic thường xuyên hoặc lâu dài. Một số tác dụng phụ hiếm gặp có thể bao gồm đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn và kích ứng.
Khi bôi tại chỗ, Acid Malic cũng được coi là an toàn với liều lượng được khuyến cáo. Để đảm bảo không bị kích ứng, nên thử sản phẩm chứa Acid Malic trên một vùng da nhỏ trước. Nếu không có phản ứng bất thường, có thể sử dụng cho toàn bộ khuôn mặt.
Mặc dù Acid Malic thường lành tính khi bôi lên da, một số người vẫn có thể gặp kích ứng, ngứa, mẩn đỏ và các tác dụng phụ khác. Những trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị bệnh hoặc có tình trạng sức khỏe đặc biệt nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu trước khi sử dụng sản phẩm chứa Acid Malic để đảm bảo an toàn.
Có thể thấy, Acid Malic rất hữu ích trong việc làm đẹp. Việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa hoạt chất này sẽ giúp dưỡng trắng và trẻ hóa làn da. Hy vọng những nội dung chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Acid Malic là gì cũng như cơ chế tác động để yên tâm hơn khi sử dụng hoạt chất này trong việc chăm sóc da nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.