Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thu Thủy
Mặc định
Lớn hơn
Trước diễn tiến phức tạp của bệnh cúm mùa, nhiều người băn khoăn không biết nếu chẳng may bị mắc cúm thì ai nhiễm cúm dễ chuyển nặng và ai cần tiêm vắc xin phòng ngừa cúm. Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm phổ biến do virus cúm gây ra, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Đối với hầu hết mọi người, bệnh thường diễn biến nhẹ và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu nhiễm cúm. Vậy những ai nhiễm cúm dễ chuyển nặng và ai cần tiêm vắc xin để phòng ngừa hiệu quả?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những đối tượng dễ bị chuyển nặng khi mắc cúm bao gồm trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh; người cao tuổi; những người có bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); bệnh nhân ung thư đang điều trị; người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc nhiễm HIV/AIDS.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cúm có thể tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi nặng, suy đa tạng, nhiễm trùng huyết, thậm chí đe dọa tính mạng. Khi cúm trở nặng, người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:
Theo các chuyên gia, tiêm vắc xin cúm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh cũng như giảm nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người trưởng thành đều có thể tiêm phòng, tuy nhiên cần đặc biệt chú ý đến nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh.
Các nghiên cứu y tế cho thấy, vắc xin cúm có thể giúp giảm khả năng mắc bệnh từ 40 - 60% trong những mùa cúm mà chủng virus trong vắc xin tương đồng với virus đang lưu hành. Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn, nhưng việc tiêm vắc xin sẽ giúp cơ thể tạo sẵn kháng thể, từ đó làm giảm mức độ nghiêm trọng nếu không may nhiễm bệnh. Cụ thể, đối với những người đã tiêm phòng, nguy cơ phải nhập viện có thể giảm từ 40 - 70%, đặc biệt ở các đối tượng dễ tổn thương như trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có bệnh nền.
Bên cạnh đó, vắc xin cúm còn giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm và mang lại lợi ích đáng kể cho phụ nữ mang thai, góp phần giảm nguy cơ sảy thai, sinh non và trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Virus cúm có khả năng biến đổi hàng năm và tồn tại nhiều chủng khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả bảo vệ tốt nhất thì người dân cần tiêm nhắc lại khi có vắc xin cập nhật phù hợp với chủng cúm mới.
Các chuyên gia khuyến nghị thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất thường vào cuối tháng 10. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cúm mùa xuất hiện quanh năm với khoảng 2 - 3 đợt bùng phát mỗi năm. Vì vậy, người dân nên chủ động tiêm vắc xin ngay khi có sẵn.
Ngoài việc tiêm phòng, cần kết hợp các biện pháp bảo vệ sức khỏe khác như giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng đầu, cổ, ngực và mặt, hạn chế ra ngoài trong thời tiết lạnh, nhất là vào sáng sớm và ban đêm. Đồng thời, nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt ở những nơi đông người hoặc có không khí ô nhiễm để bảo vệ đường hô hấp và hạn chế nguy cơ nhiễm cúm.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có 3 loại vắc xin cúm được sử dụng để tiêm phòng, bao gồm Vaxigrip Tetra của Pháp, Influvac Tetra của Hà Lan và Ivacflu-S của Việt Nam. Cụ thể:
Cúm có thể trở nên nguy hiểm đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, người cao tuổi, trẻ nhỏ và những người mắc bệnh nền. Tiêm vắc xin không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn hạn chế các biến chứng nghiêm trọng nếu bị nhiễm virus. Đặc biệt, trong bối cảnh cúm mùa có thể xuất hiện quanh năm, việc chủ động tiêm phòng và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cá nhân là điều cần thiết để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.