Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ăn gì để đào thải axit uric? Top các thực phẩm cho người bị bệnh gout

Ngày 27/02/2023
Kích thước chữ

Axit uric là loại axit gây ra bệnh gout và là một trong những mối bận tâm của nhiều người. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cơ thể được bổ sung các chất thiết yếu và hỗ trợ hồi phục sức khỏe một cách dễ dàng. Vậy cần ăn gì để đào thải axit uric? Hãy tìm hiểu thông tin qua bài viết sau.

Lượng axit uric tăng cao chính là một trong những biểu hiện của bệnh Gout. Tùy theo nồng độ axit uric để chúng ta điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Axit uric tăng cao, cần ăn gì để đào thải axit uric vẫn là mối bận tâm của nhiều người. Để có thể giải đáp được câu hỏi này, hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Chỉ số axit uric là gì?

Axit uric được biết đến là hợp chất đa vòng của cacbon, oxi, hidro và nito. Đây là hợp chất có công thức C5H4N4O3 và được tạo nên trong máu thông qua quá trình thoái hóa các nhân purin. Sau đó, chúng tan trong máu rồi được chuyển hóa qua thận và đào thải ra ngoài bằng nước tiểu.

Acid uric là hợp chất có công thức C5H4N4O3 để chẩn đoán bệnh goutAxit uric là hợp chất có công thức C5H4N4O3 để chẩn đoán bệnh gout

Chỉ số này là một trong các tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh gout cho một người. Chỉ số này phản ánh rõ ràng mức độ bệnh của từng người, đi cùng với những dấu hiệu lâm sàng khác để xác định tình trạng bệnh. 

Nên ăn gì để đào thải axit uric?

Axit uric tăng cao là tình trạng diễn ra khá phổ biến và thường gặp ở nhiều người. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh gút, vậy ăn gì để có thể đào thải bớt axit uric? Cùng điểm qua một số thực phẩm giúp đào thải bớt nồng độ axit uric trong máu: 

Cần tây 

Cần tây có hàm lượng vitamin khá cao, ngoài ra nó cũng là một loại thực phẩm có tính kiềm, ăn nhiều cần tây có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể đến một mức độ nhất định. Cần tây cũng là một loại rau có chất xơ ở lượng vừa đủ, nó có thể hút các chất thải, độc tố trong mạch máu. 

Bí đao 

Chức năng chủ yếu của bí đao là giải độc và thanh nhiệt, ngoài ra cũng có thể tăng cường chức năng lọc thận cho cơ thể bạn. Nếu bạn muốn đào thải axit uric ra ngoài sớm thì bạn không nên bỏ qua bí đao. Ngoài ra, loại thực phẩm này rất ít calo, do đó nếu ăn thường xuyên sẽ không dẫn đến tích lũy quá nhiều mỡ trong cơ thể. 

Dầu ô liu 

Dầu ô liu là một trong các loại thực phẩm tuyệt vời có tác dụng giúp điều hòa nồng độ axit uric trong cơ thể trở về mức an toàn. Không những vậy, thực phẩm này cũng có tác dụng chống viêm làm giảm sưng cực tốt. Có thể sử dụng bằng cách nấu cùng với thực phẩm hoặc hầm với rau xanh, thịt... 

Dầu oliu là loại dầu thực vật giúp loại bỏ axit uric tối ưuDầu oliu là loại dầu thực vật giúp loại bỏ axit uric tối ưu

Nước chanh 

Axit citric là một trong những phương pháp tốt nhất để làm giảm hàm lượng axit uric. Chanh được biết đến là nguồn vitamin C và axit citric dồi dào. Tốt nhất là bạn thêm nước chanh vào một ly nước ấm và uống 2 - 3 lần/ngày. 

Quả anh đào 

Đây là một trong những trái cây lý tưởng hỗ trợ đào thải axit uric nhanh chóng. Các bioflavonoids, proanthocyanidin và anthocyanin chiết xuất trong quả anh đào giúp ngăn chặn tích tụ axit uric trong cơ thể. 

Thực phẩm giàu vitamin C 

Ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin C là cách tốt để duy trì lượng axit uric. Các thực phẩm này giúp trung hòa axit uric và đào thải nó ra ngoài cơ thể. Bao gồm nhiều loại thực phẩm như kiwi, táo, lê, cà chua và một số loại rau lá xanh khác. 

Bắp cải giúp hạ axit uric 

Để trả lời câu hỏi axit uric cao ăn gì để nhanh hạ thì bắp cải là một trong những lựa chọn tốt nhất. Người bệnh gout nên thường xuyên ăn loại thực phẩm này sẽ giúp đả thông kinh mạch, bổ máu và cải thiện chức năng thận.

Nho 

Nho có tác dụng bổ thận, lợi tiểu và gần như không chứa purin. Những người bị mắc bệnh gout nên ăn nho nhiều sẽ tăng tính kiềm trong cơ thể và đẩy lùi axit uric thừa ra ngoài. Song song đó, nho cũng giúp tăng mật độ xương và giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. 

Táo giúp giảm axit uric 

Táo rất giàu axit malic – thành phần có khả năng hòa tan axit uric và giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Chuyên gia khuyến cáo, người có axit uric cao và mắc bệnh gout cần ăn 1 quả táo mỗi ngày sau bữa ăn. 

Táo giúp bổ sung axit malic công dụng chính là giảm nồng độ axit uricTáo giúp bổ sung axit malic công dụng chính là giảm nồng độ axit uric

Trà xanh 

Một số nghiên cứu nói rằng việc uống trà xanh đều đặn mỗi ngày sẽ góp phần kích thích sự sản xuất nước tiểu và đẩy nhanh quá trình thải axit uric ra ngoài. 

Rau quả ít chất purine 

Những loại rau có lượng purin thấp như khoai lang, bắp, sẽ giúp giảm đáng kể lượng axit uric. Củ khoai lang là nguồn cung cấp vitamin, riboflavin, carotenoid, khoáng chất, thiamin và niacin. 

Bắp có khả năng thúc đẩy việc sản sinh những vi khuẩn có lợi ở đường ruột và cải thiện đường tiêu hoá của bạn. Đây có lẽ là thực đơn lý tưởng giúp làm giảm đáng kể axit uric ở người bị bệnh gout. 

Dưa chuột 

Nếu nồng độ axit uric trong cơ thể đã cao thì bạn có thể ăn nhiều dưa chuột hơn bởi vì đây là thực phẩm có tính kiềm nên có thể kích thích sự bài tiết của nước tiểu và độc tố ra ngoài cơ thể có tác dụng tốt đối với việc giảm nhẹ tình trạng bệnh gout do axit uric cao gây ra. 

Cần có một chế độ ăn uống khoa học để giữ cân nặng ở mức an toànCần có một chế độ ăn uống khoa học

Một số loại thực phẩm cần tránh nếu tăng axit uric 

Thực phẩm và đồ uống có đường 

Hầu hết những loại đường thay thế phổ biến bao gồm đường ăn kiêng, sữa con và siro có hàm lượng fructose cao. Fructose có thể dẫn đến lượng axit uric cao. Tốt nhất bạn nên đọc nhãn mác sản phẩm nhằm kiểm tra lượng đường hấp thụ trước khi mua. 

Các loại thịt đỏ

Các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt dê có chứa hàm lượng rất cao protein, vitamin B6, B12, E sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể và tăng khả năng mắc bệnh gout. Đến quá trình hấp thu protein, dưới ảnh hưởng của xúc tác enzym sẽ kích thích chuyển hoá các nhân purin thành axit uric. 

Hải sản

Hải sản cũng là nguồn thực phẩm nhiều purin. Cần hạn chế ăn các thực phẩm từ cá ngừ như cá trích, cua, tôm... Trong hầu hết các bệnh lý nói chung và bệnh gout nói riêng, bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa bệnh thì chế độ ăn uống quyết định tiến trình hồi phục bệnh nhanh hay chậm. 

Không uống rượu bia

Khi bạn uống rượu, bạn sẽ bị mất nước do nồng độ axit uric tăng cao. Thận chỉ tập trung thải lọc các độc tố trong máu từ rượu mà do đó không thể loại bỏ được tất cả các chất thải khác. 

Trên đây là thông tin liên quan đến câu hỏi ăn gì để đào thải axit uric. Bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, giàu rau xanh, trái cây, ít thịt cá thì người bệnh cũng nên thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng chuyển hoá của cơ thể. 

Xem thêm:

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin