Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chúng ta thường nghe đến việc không nên ăn khoai tây mọc mầm. Vậy ngoài khoai tây, hành tỏi mọc mầm thì có nên ăn không và chúng có gây hại gì cho sức khỏe không? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây.
Hành tỏi là những loại gia vị phổ biến trong gian bếp của mọi nhà. Chúng được sử dụng trong hầu hết các món ăn. Ngoài việc tăng thêm hương vị cho món ăn thì 2 gia vị này còn mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hành tây chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali và folate. Trong khi tỏi được xem là ‘chất kháng sinh tự nhiên’ với khả năng tăng cường miễn dịch cơ thể, nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin C, vitamin B6, thiamin, kali, canxi, phốt pho, đồng và mangan.
Chính vì là nguyên liệu quan trọng trong nhà bếp mà chúng ta có xu hướng tích trữ nhiều hành tỏi để mỗi khi cần dùng là có. Điều này dẫn đến việc hành tỏi để lâu có xu hướng mọc mầm xanh. Vậy với số hành tỏi bị mọc mầm này, chúng có ăn được nữa không và chúng ta cần xử trí như thế nào?
Nguyên nhân chính dẫn đến hành tỏi bị mọc mầm là do độ ẩm không khí. Trên thực tế, củ hành và củ tỏi là những thứ để phát triển thành cây mới, việc này mầm là điều tất yếu nếu có môi trường phù hợp với chúng. Hành tỏi không phát triển cho đến khi chúng gặp điều kiện thích hợp để nảy mầm. Và khi đã gặp được thì chúng sẽ bắt đầu phát triển.
Câu trả lời là có!
Mặc dù củ hành và tỏi khi nảy mầm có thể trở nên nhão hơn nhưng chúng không mang độc tính và không gây hại cho bạn. Đặc biệt khi rễ và chồi còn nhỏ thì chúng vẫn hoàn toàn tốt để ăn, theo Times of India.
Một số người sẽ thích hương vị của hành tây và tỏi đã mọc mầm. Nhưng cũng có một số người cho rằng mầm của chúng quá đắng. Việc này sẽ được cảm nhận rõ ràng hơn khi bạn ăn sống.
Trừ khi bạn muốn ăn cả phần mầm của chúng, nếu không bạn có thể cắt đôi hành và tỏi ra để loại bỏ phần mầm của chúng. Bạn cũng nên kiểm tra xem có nấm mốc hoặc thối rữa gì không.
Ngoài ra, phần mầm nguyên vẹn của hành tỏi nếu được cắm vào chậu đất, bạn có thể trồng hành mới.
Khi bạn muốn tích trữ nhiều hành tỏi trong bếp thì việc bảo quản đúng cách là điều cần thiết để giữ cho những loại nguyên liệu này luôn đảm bảo an toàn với sức khỏe. Bạn nên bảo quản hành tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tối, có không khí lưu thông tốt, tránh độ ẩm không khí cao để ngăn chúng phát triển. Bạn cũng có thể bẻ củ tỏi thành từng tép và cất ở nơi mát, tối, thoáng gió. Mặc dù hành tỏi mọc mầm không gây hại cho sức khỏe nhưng chúng sẽ bị thối rửa nhanh hơn nhiều.
Bạn cũng nên để hành tỏi tách biệt với các loại trái cây và rau khác, vì quá trình chín của chúng tạo ra khí ethylene khuyến khích hành tỏi mọc mầm, theo Times of India.
Thụy Anh
Nguồn tham khảo: Brightside
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.