Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ăn rau nhút có bị mất sữa không? Tác dụng đặc biệt của rau nhút

Ngày 23/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rau nhút thường được sử dụng trong những ngày hè oi bức để giải nhiệt và bổ sung dinh dưỡng. Ngoài ra, trong lĩnh vực y học cổ truyền và khoa học thì rau nhút cũng được đánh giá cao là loại thực phẩm tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, với những công dụng đó thì phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có được ăn không? Ăn rau nhút có bị mất sữa không?

Rau nhút là một loại rau sống dưới nước, với công dụng là giải nhiệt nên thường được sử dụng vào những ngày hè. Dù có nhiều công dụng tốt, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách, rau nhút cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của người sử dụng. Nhiều người cũng thắc mắc: Liệu rau nhút có ảnh hưởng đến thai nhi trong thai kỳ không? Hay ăn rau nhút có bị mất sữa không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Rau nhút là rau gì?

Rau nhút hay còn được gọi là rau rút, tên khoa học là Neptunia oleracea, là một loài thực vật thuộc họ Đậu và có hoa. Đây là một loại thân leo, thường mọc bò trên các vùng đất ẩm ướt, gần nguồn nước như ao, hồ, sông, suối hay các vùng nước chảy chậm. Loài cây này được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm như Châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Mexico.

Ăn rau nhút có bị mất sữa không? Tác dụng đặc biệt của rau nhút 1
Rau nhút là cây thân leo, thường sống ở khu vực có nhiều nước

Thân cây dài, cao khoảng 15cm và lan rộng trên mặt nước khoảng 90 - 150cm. Thân cây có thể nổi dưới nước là nhờ có các mô dẫn khí xốp có màu trắng, khác hoàn toàn so với thân trên cạn. Quanh thân cây được phủ bởi các lá dạng lông chim kép nhỏ, độ nhạy cảm cao tương tự với lá trinh nữ, có thể khép lại khi bị ngoại vật tiếp xúc. Một cụm lá chính bao gồm 8 - 40 lá nhỏ thuôn dài, mọc đối xứng nhau. Rau nhút có hoa và quả đậu dạng dẹt, chiều dài từ 2,5 - 5cm.

Lớp lá dày bao quanh thân và nổi trên mặt nước hình thành các thảm lá dày đặc gây ảnh hưởng đến chất lượng và tốc độ chảy của nước, đồng thời thảm thực vật xung quanh nó cũng bị ảnh hưởng nhất định. Để hạn chế tình trạng này, người ta thường hái rau nhút về để chế biến thành các món ăn hoặc chế biến thành thuốc. Các bộ phận được dùng là thân non, lá và quả.

Vậy rau nhút có tác dụng gì? Ăn rau nhút nhiều có tốt không? Ăn rau nhút có bị mất sữa không? Những ai không nên ăn rau nhút? Tìm câu trả lời ngay trong phần tiếp theo. 

Tác dụng của rau nhút

Rau nhút chứa thành phần các chất dinh dưỡng và khoáng chất như:

  • Calo;
  • Chất đạm: 5,1g;
  • Chất bột đường: 1,8g;
  • Chất béo;
  • Chất xơ: 1,9g;
  • Nước: 90,2g;
  • Canxi: 180mg;
  • Photpho: 59mg.
Ăn rau nhút có bị mất sữa không? Tác dụng đặc biệt của rau nhút 2
Rau nhút chứa nhiều dưỡng chất quan trọng

Với những thành phần dinh dưỡng trên, rau nhút có nhiều công dụng đặc biệt như:

  • Trị chứng khó tiêu: Hạt rau nhút có khả năng chuyển hóa thành chất nhầy sau khi được cơ thể hấp thu. Khi bị khó tiêu, enzyme hệ tiêu hóa bị thiếu không thể hấp thụ chất xơ một cách nhanh chóng, do đó phần chất nhầy này có thể dễ dàng hoạt động và di chuyển trong ổ bụng, đồng thời thực hiện chức năng dọn dẹp các loại vi khuẩn gây hại, các chất độc tố và những phần thức ăn khó tiêu hóa còn sót lại trong cơ thể.
  • Cải thiện và nâng cao giấc ngủ: Hệ tiêu hóa hoạt động tốt là tín hiệu tích cực đối với hệ thần kinh vì đường tiêu hóa có thể sản sinh khoảng 90% lượng serotonin trong cơ thể. Từ đó phòng ngừa và điều trị các chứng bệnh liên quan đến tâm lý như lo âu, trầm cảm, mất ngủ và bi quan.
  • Giúp vết thương hồi phục nhanh chóng: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau nhút có khả năng làm lành vết thương và chữa một số bệnh về da. Khi chiết xuất rau nhút, người ta thu được hợp chất hydroxyproline - thành phần quan trọng của collagen, chất có công dụng giúp da hồi phục nhanh chóng sau khi bị tổn thương. Đồng thời các khoáng chất trong rau nhút như mangan, sắt, đồng, kẽm cũng góp phần trong việc tái tạo da và chữa lành các nốt viêm hoặc lở loét trên da.
  • Diệt vi khuẩn: Sử dụng rau nhút một cách khoa học sẽ giúp cơ thể hạn chế các tác động xấu của sinh vật có hại. Tác dụng này sẽ phát huy trong khoảng 1 tiếng kể từ khi ăn.
  • Hỗ trợ bảo vệ và phòng ngừa bệnh tim mạch: Lượng đường trong rau nhút là rất thấp, do đó nếu uống nước ép rau nhút mỗi ngày có thể giúp cân bằng huyết áp hoặc đường huyết trong cơ thể. Từ đó, hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch như trụy tim, viêm mạch.
  • Phòng ngừa chứng tiêu chảy: Trong rau nhút có chứa các hợp chất như flavonoid, tanin, chúng giúp làm chậm quá trình hấp thu thức ăn qua ruột và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, công dụng diệt khuẩn và kháng viêm của rau nhút cũng hỗ trợ, nâng cao sức khỏe đường ruột, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa, bài tiết hoạt động bình thường.
  • Lợi tiểu: Các món canh được làm từ rau nhút có công dụng cấp nước và giải nhiệt trong cơ thể vào những ngày hè oi bức. Cơ thể hấp thu nhanh chóng lượng nước có trong rau nhút và kích thích sự co bóp của bàng quang làm người dùng có cảm giác muốn đi tiểu, đồng thời làm giảm các cảm giác tức bụng, khó chịu của những người bị bí tiểu.
  • Hỗ trợ và nâng cao sức khỏe của hệ xương khớp: Ở tuổi trung niên thường gặp phải chứng đau dây thần kinh tọa. Chứng bệnh này gây ra những cảm giác đau đớn, phiền toái mà không thể chữa trị hay giảm đau dứt điểm. Ngậm, súc miệng, áp trực tiếp lên vùng khớp đau hoặc nhai sống rau nhút hàng ngày có thể giúp cơ thể diệt khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhanh chóng.
Ăn rau nhút có bị mất sữa không? Tác dụng đặc biệt của rau nhút 2
Rau nhút có tác dụng trị khó tiêu, lợi tiểu, diệt khuẩn, chữa mất ngủ…

Ăn rau nhút có bị mất sữa không?

Rau nhút sống ở môi trường nước, do đó nó có khả năng tích lũy một số kim loại nặng trong rễ như đồng, chì, kẽm, cadimi… Nếu sử dụng rau nhút mọc tại những nơi có nguồn nước không sạch sẽ, bị ô nhiễm thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm kim loại nặng nếu dùng dưới dạng tươi sống. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rau nhút sống là một trong những nguồn lây truyền sán bã trầu cho con người. Do đó, bạn không nên sử dụng rau nhút sống, đặc biệt là rau nhút ở những vùng có nguồn nước ô nhiễm để đảm bảo an toàn về sức khỏe.

Ngoài việc sử dụng rau nhút sống gây ra tác động xấu thì việc sử dụng thường xuyên nhiều rau nhút cũng gây ra một số ảnh hưởng lên cơ thể như:

  • Lạnh bụng, tiêu chảy, đau bụng: Do rau nhút có tính hàn và chứa nhiều nước.
  • Giảm thể trọng ở trẻ em và người cao tuổi.

Rau nhút gây ảnh hưởng đến một số đối tượng, do đó những người này không nên dùng nhiều rau nhút hoặc không sử dụng như:

  • Người có thể hàn, người đang (hoặc dễ) mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu…. rau nhút có thể làm tình trạng này diễn ra nặng hơn.
  • Người có thể trạng yếu như trẻ em và người lớn tuổi không nên sử dụng.
  • Đối tượng là mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú hay bệnh nhân mắc các bệnh về máu, sử dụng thuốc hoặc đang trong thời gian chờ phẫu thuật cần kiêng sử dụng rau nhút trong khoảng thời gian dài để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Vậy ăn rau nhút có bị mất sữa không? Mặc dù chưa có thông tin đưa ra rằng ăn rau nhút bị mất sữa. Tuy nhiên, mẹ đang cho con bú và trẻ nhỏ là những đối tượng nằm trong danh mục không được sử dụng rau nhút. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho con và bản thân, phụ nữ đang cho con bú không nên ăn rau nhút trong thời gian này.

Nếu muốn ăn rau nhút khi đang cho con bú, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Ăn rau nhút có bị mất sữa không? Tác dụng đặc biệt của rau nhút 3
Ăn rau nhút có bị mất sữa không là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa

Rau nhút có nhiều công dụng đặc biệt. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng. Trước khi ăn rau nhút, bạn nên tìm hiểu kỹ những lưu ý cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân để hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Trên đây là những thông tin đề chủ đề “Ăn rau nhút có bị mất sữa không?” mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ cho bạn. Hy vọng những thông tin này bổ ích với bạn đọc.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:rau nhút