Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do ăn tiết canh lợn đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, đến nay vẫn nhiều người đặt ra câu hỏi: “Ăn tiết canh lợn bị bệnh gì?”
Ăn tiết canh lợn là một thói quen từ lâu đời của người dân Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực miền Bắc. Mặc dù trong những năm trở lại đây, đã có nhiều bản tin, bài báo cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm do ăn tiết canh lợn, nhưng món ăn này vẫn mang một sức hút mãnh liệt với nhiều người dân. Vậy ăn tiết canh lợn bị bệnh gì? Qua bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những căn bệnh do ăn tiết canh lợn gây ra nhé!
Theo quan niệm dân gian, ăn tiết canh lợn có tác dụng bổ máu, chống lão hóa, giảm béo, tăng cường sinh lực,... Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Bản chất của tiết canh lợn là máu sống, kết hợp với các loại nội tạng và một số nguyên liệu như lạc, rau,... Như vậy, đây chính là hợp chất chứa một lượng lớn vi khuẩn, virus đi thẳng vào hệ tiêu hóa của con người. Từ đó, gây ra các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng con người.
Dù biết là không tốt, nhưng nhiều người vẫn không hề biết ăn tiết canh lợn bị bệnh gì. Theo như các bài báo tuyên truyền, ăn tiết canh lợn có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như:
Liên cầu lợn thực chất là một loại vi khuẩn có trong những con lợn mắc bệnh. Khi đi vào trong máu, nó sẽ nhanh chóng phát triển và sinh sôi, gây ra độc tố cho cơ thể. Nếu nghi ngờ bản thân bị liên cầu lợn, bạn nên chú ý những dấu hiệu bất thường như: Đau đầu, sốt cao, ù tai, xuất huyết. Trong trường hợp nhiễm độc nặng, người bệnh sẽ phải đối mặt với triệu chứng như: Tụt huyết áp, suy hô hấp, trụy tim mạch và thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Với những người có hệ tiêu hóa kém, nhiễm độc đường tiêu hóa sẽ đi kèm với rối loạn chức năng tiêu hóa, gây ra tình trạng nôn mửa, co giật, phù não và hôn mê.
Sán lợn gạo thực chất là sán dây đi vào cơ thể con người, không thể đào thải ra ngoài và dần dần trưởng thành. Môi trường ẩm ướt và nhiều dưỡng chất của thành ruột chính là nơi trú ngụ an toàn cho loài sán. Với những con sán già, đốt của chúng sẽ rụng dần và theo phân thải ra ngoài cùng với trứng.
Sán lợn có rất nhiều trong các bắp thịt lợn, phần cơ, gân, mỡ, thịt nạc vai, đặc biệt là nội tạng. Nếu ăn phải những con lợn mắc sán, bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được ngay những dấu hiệu của bệnh chỉ trong vài tháng.
Trên thực tế, bệnh giun xoắn có tính chất nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với nhiễm sán. Vì vậy, nếu không may mắc phải căn bệnh này, tỷ lệ tử vong ở người bệnh sẽ tăng lên nhanh chóng. Đây cũng là căn bệnh duy nhất gây ra tình trạng sốt kéo dài ở người bệnh. Giun thường kí sinh ở ruột non, sống rất dai và chỉ phát triển đến khi dừng lại ở dạng kén ở các cơ.
Không chỉ có trong tiết canh, giun xoắn còn có rất nhiều trong món lòng lợn luộc nhưng không được vệ sinh kỹ càng. Hơn nữa, các biểu hiện của nhiễm giun xoắn cũng rất đa dạng như: Yếu cơ, mất ngủ, mệt mỏi,... nên thường bị nhầm lẫn với các căn bệnh thần kinh khác.
Trên thực tế, không thể phủ nhận được những lợi ích to lớn của tiết lợn nói riêng và tiết của động vật, gia cầm nói chung. Tuy nhiên, điều này chỉ được các chuyên gia dinh dưỡng xác nhận khi bạn chế biến tiết lợn đúng cách. Tốt nhất, thay vì “đánh tiết canh” và thêm những loại nội tạng chín, tái khác vào, bạn nên lọc rửa hết tạp chất, rồi nấu chín trước khi thưởng thức.
Lúc này, tiết lợn sẽ đem lại những công dụng bất ngờ như:
Trong tiết lợn có chứa hàm lượng sắt rất cao nên có thể cải thiện tình trạng thiếu máu. Hơn nữa, chất Coban có trong tiết lợn còn có thể ngăn ngừa sự phát triển của các khối u ác tính.
Một vài nghiên cứu khác cho thấy tiết canh lợn cung cấp dưỡng chất thiết yếu giúp loại bỏ các tế bào bị tổn thương đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Hàm lượng Vitamin K trong tiết canh lợn giúp thúc đẩy nhanh quá trình đông máu, hỗ trợ cầm máu một cách nhanh chóng.
Nếu bạn đang có nhu cầu giảm cân thì tiết lợn luộc chính là sự lựa chọn hàng đầu. Tiết lợn có lượng vitamin dồi dào những calo lại rất thấp. Việc bổ sung tiết lợn trong các bữa ăn hàng ngày sẽ hạn chế lượng tinh bột và chất béo có hại cho cơ thể.
Hy vọng bài viết về vấn đề: “Ăn tiết canh lợn bị bệnh gì?” sẽ thay đổi được thói quen có hại của bạn. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung tiết lợn vào cơ thể, nhưng cần nấu chín và chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm kỹ càng.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.