Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh suy hô hấp ở người già có nguy hiểm không?

Ngày 18/03/2022
Kích thước chữ

Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp, trong đó có bệnh suy hô hấp. Vậy bệnh suy hô hấp ở người già có đáng lo? Nên làm gì để phòng tránh suy hô hấp ở người già?

Suy hô hấp ở người già nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ thiếu oxy trầm trọng, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây ra các tổn thương ở não, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Suy hô hấp ở người già

Hệ hô hấp được chia làm 2 phần là hệ hô hấp trên: Mũi, họng, hầu, xoang, thanh quản và hệ hô hấp dưới là khí quản, cây phế quản, màng phổi, phế nang, ranh giới của 2 phần này là nắp thanh quản.

Suy hô hấp là tình trạng cơ quan hô hấp bị suy giảm chức năng thông khí hoặc chức năng trao đổi khí của phổi. Suy hô hấp ở người già cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân nằm ở phòng hồi sức.

Tình trạng suy hô hấp xảy ra nhiều ở đối tượng người già do họ hút nhiều thuốc lá, hít phải các chất độc hại, viêm phổi ở cấp độ nặng,... ngoài ra còn có một số yếu tố khác như do tuổi tác, có tiền sử lạm dụng chất kích thích.

Bệnh suy hô hấp ở người già có nguy hiểm không? 1

Suy hô hấp là tình trạng cơ quan hô hấp bị suy giảm chức năng thông khí

Nguyên nhân suy hô hấp ở người già

Để phòng tránh bệnh suy hô hấp thì phải tìm hiểu các nguyên nhân để có biện pháp thích hợp và hiệu quả. Một số nguyên nhân khiến người cao tuổi mắc bệnh suy hô hấp như:

  • Hút thuốc lá quá nhiều: Khi bạn có thói quen hút thuốc lá sẽ làm tăng sự tổn thương đến các mô phổi dẫn đến các bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính, giảm khả năng bảo vệ hệ hô hấp, gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. 
  • Các ổ viêm nhiễm răng miệng cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp trên và hô hấp dưới. 
  • Do thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh cấp tính ở đường hô hấp.

Ngoài ra, các bệnh nhân đã có bệnh nền như huyết áp cao, đái tháo đường, suy thận,... cũng rất dễ mắc bệnh suy hô hấp.

Triệu chứng của suy hô hấp ở người già

Việc theo dõi các triệu chứng suy hô hấp sẽ giúp người nhà sẽ nắm được biến diễn của bệnh cũng như tìm ra phương án chữa trị thích hợp. Một số triệu chứng như sau:

  • Nhịp tim thay đổi: Người bị suy hô hấp sẽ có nhịp thở gấp và nhanh hơn, số lần thở mỗi phút tăng lên. Đây là triệu chứng thể hiện bệnh nhân đang khó thở hoặc nhận không đủ oxy.
  • Ở vùng quanh miệng, ở bên trong môi có màu xanh tím, nhợt nhạt sẽ xảy ra đối với người không nhận đủ lượng oxy cần thiết.
  • Rối loạn tim mạch: Huyết áp tăng, giảm thất thường. Giai đoạn đầu huyết áp thường tăng cao, giai đoạn sau hạ dần, phải can thiệp ngay bằng các biện pháp như bóp bóng, hút đờm, đặt ống nội khí quản, thở máy.
  • Rối loạn thần kinh: Khi xảy ra tình trạng suy hô hấp, não là cơ quan chịu nhiều hậu quả nhất do não tiêu thụ đến 20% lượng oxy ở toàn cơ thể. Rối loạn thần kinh có các dấu hiệu như giãy giụa, mất phản xạ gân xương, hôn mê.

Bệnh suy hô hấp ở người già có nguy hiểm không? 2

Rối loạn nhịp tim là một triệu chứng của bệnh suy hô hấp ở người già

Suy hô hấp ở người già có nguy hiểm không?

Theo số liệu thống kế, tỷ lệ tử vong do suy hô hấp giảm oxy máu ở người cao tuổi là 40 - 60%, tăng Co2 là 10-25%. Bên cạnh đó còn có các biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Biến chứng ở phổi: Nhồi máu phổi, nhiễm trùng phổi, tràn màng dịch phổi,...
  • Biến chứng thận: Rối loạn nước điện giải, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp.
  • Nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tiểu.
  • Loét dạ dày, tiêu chảy, liệt ruột, xuất huyết dạ dày.
  • Tăng nguy cơ tử vong.

Phòng tránh suy hô hấp ở người già

Bảo vệ hệ hô hấp của người già là rất quan trọng, do đó, người nhà cần phải lưu ý một số điều bên dưới khi chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi.

  • Giữ ẩm cơ thể là việc đầu tiên nên làm và biện pháp hàng đầu để phòng ngừa bệnh. Khi nhiệt độ quá thấp, độ ẩm cao sẽ khiến người già dễ bị nhiễm bệnh, dẫn đến viêm đường hô hấp. Mặc quần áo đủ ấm, nhất là giữ ấm đầu, tai, cổ, ngực và bàn chân, không nên đi chân đất, uống rượu bia.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục, không nên ra khỏi nhà khi thời tiết lạnh.
  • Cần vệ sinh họng, răng miệng thường xuyên, súc họng bằng nước muối sinh lý, đánh răng đều đặn trước khi đi ngủ và thức dậy.
  • Ăn uống đúng bữa, không bỏ bữa, không ăn quá nhiều bữa, chỉ nên ăn no vừa phải khoảng 70-80%. Vì đối với người có bệnh nền về tim mạch khi ăn quá no làm máu dồn nhiều về dạ dày để tiêu hóa thức ăn, gây thiếu máu cục bộ ở tim, não, dẫn đến các cơn đau thắt ngực, ù tai, nhức đầu,... 
  • Chất lượng bữa ăn nên tăng cường nhiều đạm, đường như: Thịt lợn nạc, gà, bò, tôm, cua, trứng, sữa… Đặc biệt lưu ý, người cao tuổi không nên ăn thức ăn như thịt mỡ, thịt đông, các loại giò chả, xúc xích, bánh kẹo, bia rượu, nước ngọt.
  • Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào, nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang. Bên cạnh đó, những người già đã có tiền sử bệnh cao huyết áp, cần uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mùa lạnh, người cao tuổi cũng cần tắm, rửa hàng ngày hoặc vài lần/tuần.

Bệnh suy hô hấp ở người già có nguy hiểm không? 3

Giữ ẩm cơ thể là việc đầu tiên nên làm để phòng tránh suy hô hấp ở người già

Suy hô hấp ở người lớn tuổi thường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà có một phương pháp điều trị thích hợp. Hy vọng với bài viết trên của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp ích cho bạn. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin