Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ăn xong đau bụng đi ngoài là triệu chứng xảy ra khá phổ biến nhiều người mắc phải. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu kéo dài nhiều tháng thì bạn cần phải thăm khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.
Tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài có thể xuất phát từ phản xạ của dạ dày. Khi nhu động ruột tăng lên, đại tràng bị kích thích co bóp, đẩy chất cặn bã trong ruột già ra ngoài khiến bạn có cảm giác đau bụng đi đại tiện. Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng đi ngoài sau ăn, hãy lưu ý tìm nguyên nhân vì hiện tượng này là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, ung thư trực tràng… cần điều trị.
Khi chúng ta đưa thức ăn vào cơ thể, một lượng máu lớn của cơ thể sẽ phải tập trung về đường tiêu hoá nhằm giúp dạ dày lẫn ruột hoạt động để co bóp và tiêu hoá thức ăn. Đó là lý do vì sao ăn xong nhiều người có cảm giác bị đau bụng nhẹ và muốn đi đại tiện.
Như đã nói ở trên, hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài này có nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu nguyên nhân sinh lý bình thường, bạn chú ý phân thành khuôn, không có bất thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng ăn xong đi ngoài xảy ra thường xuyên, thậm chí bạn đại tiện nhiều lần trong ngày, song song đó quan sát thấy phân có hiện tượng bất thường (chẳng hạn như phân sống, lỏng, nát, không thành khuôn, có mùi rất khó chịu…) thì nhiều khả năng đây là dấu hiệu của vấn đề bệnh lý.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn có hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài diễn ra thường xuyên:
Nếu ăn xong đau bụng đi ngoài do nguyên nhân ngộ độc thì có thể bạn đã ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay thực phẩm có chứa một số chất phụ gia độc hại.
Biểu hiện của tình trạng ngộ độc là bệnh nhân cảm thấy đau bụng nhiều, ăn xong đau bụng đi ngoài ngay, bên cạnh đó có kèm theo buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt... Tùy theo mức độ ngộ độc mà bệnh nhân có thể nặng nhẹ khác nhau, tuy nhiên không hiếm trường hợp bị nhiễm độc toàn thân đe dọa đến tính mạng.
Với nguyên nhân khiến ăn xong đau bụng đi ngoài do hội chứng ruột kích thích, bạn sẽ thấy xảy ra thường xuyên vào sáng sớm sau khi ăn. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng khó chịu, đau bụng, đại tiện, hình dạng khối phân thay đổi (tuy nhiên không loại trừ vẫn có thể xảy ra vào các thời điểm khác trong ngày). Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích này không cần phải lo lắng vì nó không gây ra bất kỳ tổn thương nào trên đường tiêu hoá, chủ yếu là do rối loạn chức năng của đường tiêu hoá mà thôi.
Rất nhiều người bị ăn xong đau bụng đi ngoài khi ăn phải thức ăn lạ, thực phẩm không an toàn vệ sinh hay sử dụng kháng sinh… Khi đó, hệ vi sinh bị rối loạn, số lượng lợi khuẩn giảm đi trong khi hại khuẩn lại tăng lên gây ra đau bụng đi ngoài.
Khi niêm mạc của dạ dày bị viêm do do nhiều nguyên nhân (ví dụ như vi khuẩn, thuốc…) sẽ khiến bệnh nhân cảm giác đau bụng âm ỉ vùng thượng vị cả khi đói lẫn lúc quá no, buồn nôn, nôn, ợ chua, chán ăn.
Viêm ruột thừa cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác đau âm ỉ quanh vùng rốn, lan dần xuống bụng dưới, ngoài ra còn kèm theo chướng bụng, buồn nôn, sốt…
Để nhận biết nguyên nhân do viêm ruột thừa, bạn sẽ thấy tình trạng này diễn biến nhanh trong vài ngày. Còn khi đau bụng đi ngoài kéo dài liên tục trong thời gian dài thì có thể loại trừ nguyên nhân do viêm ruột thừa.
Nhiều người bị dị ứng thức ăn ở mức độ nhẹ cũng có thể bị những cơn đau nhẹ, có cảm giác đi ngoài sau khi ăn loại thức ăn gây ra dị ứng đó.
Bệnh viêm đại tràng mãn tính sẽ khiến bạn bị thay đổi thói quen đại tiện, có thể bị táo bón, tiêu chảy kèm cảm giác đau bụng, mót rặn, muốn đi ngoài sau ăn thậm chí có khi vừa đi vệ sinh xong lại muốn đi.
Chúng ta đều biết cơ thể cần phải tiết ra men tiêu hoá từ tuyến tụy, dịch mật để tiêu hoá lượng thức ăn. Một khi các loại men này bị thiếu hụt sẽ kéo theo sự xuất hiện của dấu hiệu đầy bụng, ăn xong đau bụng đi ngoài, đi ngoài phân sống...
Do tác động tăng co bóp cơ trơn của một số nội tiết tố, chị em khi hành kinh có thể cảm giác cần đi đại tiện nhiều hơn.
Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài không khó điều trị, chỉ cần bạn đều đặn áp dụng một số biện pháp sau đây:
Trên đây là những biện pháp thay đổi thói quen, lối sống giúp bạn cải thiện hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài thường xuyên. Trong trường hợp đã nghiêm túc áp dụng các biện pháp tại nhà mà bệnh vẫn chưa được cải thiện, hãy sớm đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, dứt điểm trong thời gian sớm nhất.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.