Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bà bầu bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Ngày 11/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây nhiễm và có thể xảy ra ở tất cả đối tượng như: Trẻ em, người lớn tuổi, nam giới, nữ giới và ngay cả phụ nữ đang mang thai… Vậy bà bầu bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

Phụ nữ đang mang thai là một trong những giai đoạn khó khăn nhất vì lúc này cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm, suy yếu và tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn, virus bệnh xâm nhập vào cơ thể gây ra những bệnh như cảm, ho, sổ mũi, đau đầu…và bệnh đau mắt đỏ là trường hợp không ngoại lệ. Lúc này, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt và tuân theo chỉ dẫn để bệnh nhanh chóng phục hồi. Bên cạnh đó, việc trang bị cho bản thân kiến thức về việc bà bầu bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì cũng là điều cần thiết.

Nguyên nhân bà bầu bị đau mắt đỏ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đau mắt đỏ. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn, virus và một số ít do dị ứng gây ra. Bà bầu có thể bị nhiễm bệnh thông qua trực tiếp tiếp xúc, nói chuyện giao tiếp với người đang mắc bệnh. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc gián tiếp thông qua sử dụng chung vật dùng, đồ dùng với người đang mắc bệnh cũng có thể kiến bà bầu bị đau mắt đỏ. Do đó, phụ nữ đang mang thai nên tăng cường giữ về sinh cá nhân, rửa sạch tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn nhằm hạn chế bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ từ người khác.

Bà bầu bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì bạn đã biết chưa?1 Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đau mắt đỏ

Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai

Tương tự như những đối tượng khác, nhìn chung khi bị đau mắt đỏ, bà bầu sẽ có một vài biểu hiện như sau:

  • Bà bầu có thể khó chịu ở mắt, ngứa và cộm mắt.
  • Chảy nước mắt và nặng mắt.
  • Bị đỏ mắt, mắt có nhiều ghèn và dử mắt.
  • Bệnh đau mắt đỏ không chỉ gây ra sự khó chịu mà có thể làm giảm thị lực đối với người mắc phải.

Với từng nguyên nhân gây mà bệnh đau mắt đỏ sẽ có các biểu hiện khác nhau cụ thể như sau:

  • Đối với các trường hợp bị đau mắt đỏ do bị ứng: Dị ứng khói hương, khói than củi, dị ứng lông động vật, dị ứng bụi độc hại… người bệnh sẽ khả năng bị ngứa mắt khiến phải liên tục dụi mắt, chảy nước mắt kèm theo ghèn ở 2 bên khóe mắt và khả năng cao người bệnh kèm theo viêm mũi dị ứng. Đáng mừng là, bệnh đau mắt đỏ do dị ứng khả năng lây nhiễm không cao nên khá an toàn đối với những người xung quanh.
Bà bầu bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì bạn đã biết chưa?2 Với từng nguyên nhân gây mà bệnh đau mắt đỏ sẽ có các biểu hiện khác nhau
  • Đối với những trường hợp đau mắt đỏ do virus gây ra, mẹ bầu có thể sẽ bị đau mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt. Thị lực suy giảm lúc này suy giảm nhẹ, mờ mắt và rất nhạy cảm với ánh nắng. Một số trường hợp, người bệnh sẽ bị nổi hạch ở trước tai.
  • Đối với các trường hợp bị đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra, ngoài đau mắt và ngứa mắt, vào buổi sáng sau khi thức dậy người bệnh còn thấy rất nhiều dử mắt với màu xanh hoặc màu vàng tùy theo virus gây bệnh. Lúc này, việc mở mắt như bình thường trở nên khó khăn đối với mẹ bầu và thường phải dùng nước ấm làm mềm dử mắt mới mở được. Một số trường hợp nặng, bệnh diễn biến nhanh có thể bị viêm loét giác mạc.

Bà bầu bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì bạn đã biết chưa?

Bệnh đau mắt đỏ xảy ra với mẹ bầu thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh đau mắt đỏ khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày nên cần được đi khám và điều trị nhanh chóng nếu phát hiện bị bản thân bị bệnh.

Ngoài tuân thủ theo sự chỉ dẫn cũng như thực hiện nhỏ mắt, tra thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, bà bầu nên rửa tay thường xuyên và nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh nhằm tăng cường đề kháng cho cơ thể cũng như giúp bệnh đau mắt đỏ nhanh chóng hồi phục, tránh diễn biến nặng nề hơn. Bên cạnh đó, bà bầu bị đau mắt đỏ cần nên kiêng ăn những thực phẩm dưới đây nhằm giảm sự cản trở trong quá trình điều trị bệnh:

  • Mẹ bầu nên tránh xa các loại thực phẩm có mùi tanh đặc trưng như: Ốc, tôm, cá, cua… Những thực phẩm có mùi tanh sẽ khiến cho tình trạng nhiễm trùng mắt càng trầm trọng hơn và kéo dài thời gian phục hồi các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ.
  • Các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có gas, khói thuốc lá… không những ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn cản trở quá trình hồi phục bệnh. Ngoài ra, nicotin có trong khói thuốc lá còn giúp mắt điều tiết nhiều hơn, làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh đau mắt đỏ.
Bà bầu bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì bạn đã biết chưa?3 Bà bầu bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì bạn đã biết chưa?
  • Cần kiêng ăn mỡ động vật, nội tạng động vật, gây ra khó tiêu hóa, khiến mẹ bầu càng mệt mỏi.
  • Cần tránh xa rau muống vì ăn rau muống sẽ sinh ra nhiều ghèn mắt.
  • Hạn chế ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng nhiều khói.
  • Người đang mang thai bị đau mắt đỏ nên hạn chế những thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt… Những thực phẩm tính cay nóng lúc này hoàn toàn không tốt cho bệnh nhân bị đau mắt đỏ, đặc biệt là mẹ bầu đang mang thai.
  • Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc các chất béo chuyển hóa như các loại thịt được chế biến sẵn, đồ hộp… cũng không tốt cho mẹ bầu khi đang điều trị bệnh đau mắt đỏ.
  • Các thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế như: Bánh quy, kẹo ngọt, các loại bánh mì… cũng nằm trong danh sách những thực phẩm cần kiêng khi bà bầu bị đau mắt đỏ.

Mẹ bầu bị đau mắt đỏ là tình trạng tương đối phổ biến nên rất nhiều người thường có tâm lý chủ quan và xem nhẹ, làm cho bệnh kéo dài và càng làm bản thân mệt mỏi hơn. Đặc biệt, nếu tình trạng đau mắt đỏ có các biểu hiện nghiêm trọng hơn như: Giảm thị lực rõ rệt, dử mắt ra nhiều hơn với màu xanh và vàng đậm hơn, bị đau mắt đỏ sau khi bị chấn thương ở đầu hoặc gặp tai nạn liên quan hóa chất, bị đau mắt đỏ sau khi phẫu thuật cắt mí mắt… Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, nên chủ động khám hoặc tái khám khi có các biểu hiện nặng hơn nhằm được thăm khám điều trị tích cực để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra cho mắt.

Xem thêm: Bầu ăn cay được không?

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm