Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bầu ăn cay được không? Ảnh hưởng của chế độ ăn cay đối với mẹ bầu và thai nhi

Ngày 08/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường có thói quen ăn những thực phẩm có tính cay, nóng bởi những loại gia vị này giúp kích thích sự thèm ăn của mẹ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng mẹ bầu không nên ăn cay bởi điều này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy mẹ bầu ăn cay được không? Ăn cay có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bầu ăn cay được không? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là những chị em đang trong thai kỳ bởi họ lo sợ việc ăn cay có thể gây hại đến sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết. 

Bầu ăn cay được không? Ảnh hưởng của chế độ ăn cay đối với mẹ bầu và thai nhi 1 Bầu ăn cay được không?

Bầu ăn cay được không?

Bầu ăn cay được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể bạn nhé. Việc mẹ bầu ăn cay đúng cách sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:

  • Ăn cay đúng cách giúp mẹ bầu tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng: Trong các thực phẩm cay như ớt có chứa capsaicin - một chất có tác dụng đốt cháy chất béo đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhờ vậy, khả năng hấp thụ các dưỡng chất có trong thức ăn tăng lên từ đó việc cung cấp dinh dưỡng đến thai nhi cũng hiệu quả hơn.
  • Ngoài khả năng tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng thì capsaicin có trong thực phẩm cay còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả dựa trên cơ chế ức chế sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào ung thư, thậm chí còn có thể loại bỏ tế bào ung thư mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào khác.
  • Ngoài ra, trong các thực phẩm cay còn chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho thị giác như: Vitamin A, vitamin C, beta carotene, vitamin B6, lutein, lycopene, zeaxanthin… Những dưỡng chất này có tác dụng rất hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe đôi mắt đồng thời duy trì thị lực cho mẹ bầu và cả thai nhi. 
Bầu ăn cay được không? Ảnh hưởng của chế độ ăn cay đối với mẹ bầu và thai nhi 2 Ăn cay đúng cách mang đến cho mẹ bầu nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời

Thức ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thức ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không? Việc mẹ bầu ăn cay hoàn toàn không gây bất kỳ tổn thương nào đến em bé. Do đó, mẹ bầu có thể yên tâm ăn cay mà không cần lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu cho thấy thực phẩm cay cũng là một trong số ít những thực mà bé có thể nếm được ngay cả khi đang trong bụng mẹ bởi một lượng nhỏ thực phẩm cay có thể đi vào và làm thay đổi dịch ối. Dù vậy, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào xem xét lượng thức ăn cay cụ thể.

Trên thực tế, chế độ ăn cũng như thói quen ăn uống của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến vị giác của bé và sau này bé có thể tỏ ra thích thú với những hương vị quen thuộc nhất. Và điều này không phải là điều xấu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những trẻ được thưởng thức nhiều hương vị khi đang trong bụng mẹ sẽ dễ dàng chấp nhận hương vị mới từ đó thúc đẩy quá trình ăn uống của trẻ tốt hơn.

Bầu ăn cay được không? Ảnh hưởng của chế độ ăn cay đối với mẹ bầu và thai nhi 3 Mẹ bầu cần chú ý trong vấn đề lựa chọn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé

Thực phẩm cay có an toàn cho phụ nữ mang thai?

Mặc dù thực phẩm cay không gây hại đến sự phát triển của bé, song nếu ăn quá nhiều cay có thể khiến mẹ bầu gặp phải những ảnh hưởng không tốt, thậm chí là gây nên những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe mẹ bầu. 

Khi mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ bầu có xu hướng hoạt động chậm hơn bình thường, vì thế mà lượng thức ăn nạp vào sẽ ở lại trong dạ dày lâu hơn. Đây là yếu tố thuận lợi gây ra tình trạng trào ngược axit dạ dày mà biểu hiện là ợ chua. Thêm vào đó, việc mẹ bầu ăn cay khi mang thai sẽ gây kích thích axit dạ dày trào ngược, các triệu chứng ợ hơi và ợ chua xuất hiện nhiều hơn khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, lâu dần sẽ khiến mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải.

Cùng với đó, khi mang thai, mẹ bầu thường rơi vào tình trạng ốm nghén. Đây là cách cơ thể bảo vệ thai nhi trước các tác động xấu do một số loại thực phẩm gây nên, trong đó có thực phẩm cay. Đây cũng chính là lý do vì sao khi ăn cay, tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn, thậm chí mẹ bầu còn có thể bị tiêu chảy nếu ăn cay quá nhiều trong 3 tháng đầu.

Ngoài ra, việc ăn cay quá nhiều trong thai kỳ còn gây ra cho mẹ bầu một số vấn đề khác như: Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, gây xung huyết niêm mạc từ đó gây ra các vấn đề về mắt, rối loạn tiêu hóa…

Như vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ăn cay với mức độ vừa phải, tránh sử dụng các thực phẩm cay với số lượng lớn và thường xuyên hàng ngày. Trường hợp trong quá trình mang thai mẹ bầu thèm ăn cay nhưng trước đó mẹ không quen ăn cay, mẹ bầu nên bắt đầu từ từ để làm quen dần.

Bầu ăn cay được không? Ảnh hưởng của chế độ ăn cay đối với mẹ bầu và thai nhi 4 Bà bầu ăn cay nhiều có thể gây trào ngược dạ dày

Cần lưu ý gì khi sử dụng thức ăn cay?

Việc ăn cay đúng cách sẽ mang đến cho mẹ bầu rất nhiều lợi ích sức khỏe. Song, khi sử dụng thức ăn cay, mẹ bầu cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Mẹ không nên sử dụng thức ăn cay thường xuyên và liên tục trong nhiều bữa. Bên cạnh đó, mẹ cần kết hợp thêm những thực phẩm thanh đạm khi ăn cay.
  • Không ăn cay quá nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng ốm nghén.
  • Đảm bảo uống đủ nước.
  • Khi lựa chọn thức ăn, nhất là thức ăn cay, mẹ cần lựa chọn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng để đảm bảo an toàn.
  • Chỉ nên sử dụng một loại gia vị tạo cay cũng như không kết hợp sử dụng nhiều loại gia vị cay khác để hạn chế tình trạng kích ứng dạ dày.
  • Mẹ nên phối hợp thức ăn cay với các loại đồ ăn có tính mát để cân bằng.
  • Thêm vào đó, mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ cùng lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa sau khi ăn cay để phòng ngừa các triệu chứng nóng trong, táo bón.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cùng nên bổ sung đầy đủ và đa dạng các nhóm chất để bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Về những nhận định về việc ăn cay khi mang thai, các mẹ nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp và cân bằng giữa các nhóm chất để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cả mẹ và bé. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các mẹ có thể tìm được cho mình lời giải đáp cho thắc mắc: Bầu ăn cay được không? Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi trang web của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật bài viết sức khỏe hàng ngày mẹ nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Medlatec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm