Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một số người cho rằng bà bầu ăn vừng đen trong thời kỳ mang thai là không tốt vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Trên thực tế, tác dụng của vừng đen đối với bà bầu là rất đáng mong đợi vì cung cấp rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Vậy ăn vừng khi mang thai có an toàn không? Lợi ích và rủi ro của là gì?
Có nhiều người cho rằng hạt mè (hạt vừng) có ảnh hưởng không tốt cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên hạt vừng lại mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cao đối với sức khỏe con người, nhất là đối với các mẹ đang mang thai. Để biết sự thật bà bầu có được ăn hạt vừng không hãy cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây.
Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy bà bầu ăn mè đen không an toàn. Quan niệm ăn vừng đen khi mang thai có thể gây sảy thai do làm tăng thân nhiệt, gây mất cân bằng là không đúng. Trên thực tế, tác dụng của mè đen đối với bà bầu vô cùng tuyệt vời vì giàu sắt, canxi, axit amin, protein, axit oxalic, vitamin B, C và E.
Tuy nhiên phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn nhiều mè đen vì hàm lượng chất béo trong mè đen rất cao (100g mè đen có 48g chất béo) có thể gây khó tiêu. Đồng thời, ăn nhiều mè đen sẽ kích thích hệ tiêu hóa co bóp quá mức khiến bà bầu dễ bị buồn nôn, chán ăn. Tốt hơn hết bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm mè đen vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Thành phần dinh dưỡng có 100g hạt vừng đen như sau:
Với những thành phần dinh dưỡng như trên, mè đen đem lại một số lợi ích nhất định cho bà bầu như:
Táo bón là một vấn đề thường gặp khi mang thai. Mè đen chứa nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng tự nhiên và giảm táo bón khi mang thai. Bà bầu ăn mè đen sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Một trong những tác dụng tuyệt vời của mè đen đối với bà bầu là mè đen chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm cho mẹ bầu.
Phụ nữ mang thai thường bị thiếu canxi do cung cấp canxi cho quá trình phát triển xương của thai nhi. Hạt vừng là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa bệnh răng miệng.
Hạt vừng là loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và thần kinh, giảm yếu cơ và căng thẳng, đồng thời giữ cho cơ thể tràn đầy năng lượng, chống lại những cảm giác mệt mỏi do sự thay đổi khi mang thai.
Hạt vừng chứa protein rất cần thiết để tái tạo collagen giúp da luôn căng mịn, hạn chế tình trạng da bị nám, sạm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sử dụng các món ăn từ vừng với lượng vừa phải sẽ giúp bà bầu cải thiện làn da trong những tháng thai kỳ.
Bổ sung vừng đen vào thực đơn ăn uống giúp cơ thể mẹ bầu sản sinh ra insulin giúp ổn định đường huyết trong cơ thể nên giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng của vừng đen đối với bà bầu là rất tuyệt vời. Bạn có thể sử dụng mè đen trong bữa ăn hàng ngày hoặc kết hợp thành nhiều món ăn như chè mè đen, cháo gạo lứt mè đen và đặc biệt là sữa mè đen. Sữa vừng đen là loại sữa thơm ngon, dễ uống và bổ dưỡng với hương vị sữa béo ngậy, thơm ngọt dễ uống.
Nuyên liệu:
Cách nấu sữa vừng đen đơn giản:
Nguyên liệu:
Cách làm:
Nguyên liệu:
Cách làm:
Mặc dù tác dụng của vừng đối với bà bầu là vô cùng tuyệt vời, nhưng có một số điều cần lưu ý khi thêm vào chế độ ăn uống:
Bài viết trên đã giải đáp vấn đề bà bầu có được ăn hạt vừng không? Nếu còn nghi ngờ về tác dụng của vừng với bà bầu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, mẹ bầu phải bổ sung thêm các loại thực phẩm khác như trái cây, rau củ tươi, nước ép trái cây hay các món ăn vặt lành mạnh để luôn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...