Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bà bầu uống nước ép cà rốt được không? Lợi ích của nước ép cà rốt với bà bầu

Ngày 08/07/2023
Kích thước chữ

Nước ép cà rốt là thức uống không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Bà bầu uống nước ép cà rốt trong quá trình mang thai giúp bổ sung nhiều vitamin và chất khoáng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn thắc mắc bầu uống nước ép cà rốt được không? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu!

Nước ép cà rốt cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng như kali, vitamin C, đặc biệt chứa hàm lượng vitamin A rất cao. Tuy nhiên nhiều chị em vẫn băn khoăn không biết bầu uống nước ép cà rốt được không? Vậy hãy tìm hiểu lời giải đáp cũng như những lợi ích của nước ép cà rốt đối với bà bầu qua bài viết sau đây nhé.

Bà bầu uống nước ép cà rốt được không?

Từ xưa tới nay, nước ép cà rốt đã được biết tới là một thức uống chứa ít calo nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết. Theo nghiên cứu, một cốc nước ép cà rốt (khoảng 240ml) có chứa:

  • Năng lượng: 96 calo;
  • Đạm: 2g;
  • Chất béo: Khoảng 1g;
  • Đường: 9g;
  • Chất xơ: 2g;
  • Vitamin A: Chiếm tới 255% nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày;
  • Vitamin C: Chiếm 23% nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày;
  • Vitamin K: Chiếm 31% nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày;
  • Kali: Chiếm 15% nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày.

Bên cạnh đó, trong nước ép cà rốt còn chứa hàm lượng cao carotenoid và zeaxanthin, chúng hoạt động như các chất chống oxy hóa, giúp chống lại quá trình lão hóa của cơ thể. Các chất chống oxy hóa có tác dụng làm trung hòa các gốc tự do, đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý mạn tính. Carotenoid chứa trong nước ép cà rốt là beta-caroten, một tiền chất của vitamin A. Khi vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, một loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể.

Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao, thế nhưng bà bầu uống nước ép cà rốt được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước ép cà rốt cung cấp rất nhiều dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung nước ép cà rốt vào khẩu phần ăn uống của mình trong quá trình mang thai.

Bà bầu uống nước ép cà rốt được không? Lợi ích của nước ép cà rốt với bà bầu 1
Bầu uống nước ép cà rốt được không là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm

Tác dụng của nước ép cà rốt đối với bà bầu

Bên cạnh thắc mắc bầu uống nước ép cà rốt được không thì những lợi ích của nước ép cà rốt đối với bà bầu cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Nước ép cà rốt có những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe của mẹ bầu. Cụ thể như sau:

Tốt cho mắt

Trong nước ép cà rốt có chứa hàm lượng cao beta-carotene, một loại vitamin A, cũng là một chất chống oxy hóa quan trọng của cơ thể. Vitamin A giúp bảo vệ mắt, giúp mắt khỏe và sáng hơn. 

Chính vì vậy, mẹ bầu uống nước ép cà rốt sẽ tránh được một số bệnh lý về mắt như: Đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, mù lòa... Ngoài ra, trong cà rốt có chứa lutein, một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của những nguồn ánh sáng nguy hiểm.

Bà bầu uống nước ép cà rốt được không? Lợi ích của nước ép cà rốt với bà bầu 2
Uống nước ép cà rốt giúp mắt sáng và khỏe hơn

Nâng cao sức khỏe miễn dịch

Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của các chị em bị suy giảm đáng kể. Vì vậy, mẹ bầu thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm và thường kéo dài nhiều tuần gây khó chịu và mệt mỏi. Để tăng cường sức khỏe miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với các tác nhân gây bệnh, mẹ bầu có thể bổ sung nước ép cà rốt vào chế độ dinh dưỡng của mình.

Nước ép cà rốt chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, giúp các tế bào bị tổn thương hồi phục nhanh chóng. Vitamin C trong nước ép cà rốt cũng góp phần tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu hạn chế bị cảm cúm, cảm lạnh trong quá trình mang thai.

Giảm nguy cơ ung thư

Ung thư là sự phát triển mất kiểm soát của các tế bào, gây chèn ép và phá hủy các cơ quan, tổ chức của cơ thể. Các chất oxy hóa chứa trong nước ép cà rốt giúp ngăn chặn sự tổn thương các tế bào, giúp tế bào ngăn ngừa các loại bệnh ung thư nguy hiểm.

Giảm cholesterol trong máu

Nếu như các mẹ bầu gặp khó khăn trong việc kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, các mẹ hãy cân nhắc đưa nước ép cà rốt vào chế độ dinh dưỡng của mình. Nước ép cà rốt có hàm lượng kali khá cao, giúp duy trì nồng độ cholesterol trong máu ở mức ổn định. Bên cạnh đó, việc duy trì mức cholesterol ổn định còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.

Làm đẹp da

Chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về da do thay đổi nội tiết tố như da nổi mụn, da khô sạm, không đều màu, nám, tàn nhang… Vitamin C trong nước ép cà rốt sẽ giúp bạn cải thiện các vấn đề về da hiệu quả. 

Bên cạnh đó, beta-carotene trong nước ép cà rốt cũng góp phần làm giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Từ đó giúp chị em có một làn da tươi tắn, rạng ngời và tràn đầy sức sống hơn.

Bà bầu uống nước ép cà rốt được không? Lợi ích của nước ép cà rốt với bà bầu 3
Uống nước ép cà rốt giúp mẹ bầu có làn da sáng khỏe

Tốt cho thai nhi

Uống nước ép cà rốt trong thời kỳ mang thai rất tốt cho bà bầu bởi trong loại nước này chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như folate, canxi, kali, magie, vitamin A, vitamin C. Canxi trong nước ép cà rốt tốt cho sự phát triển hệ xương, sụn của thai nhi, folate giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Vitamin A và vitamin C giúp bảo vệ mẹ và bé khỏi các gốc tự do, nâng cao sức khỏe hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng.

Tốt cho não bộ

Beta-carotene trong nước ép cà rốt có khả năng cải thiện não bộ, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về trí nhớ. Mẹ bầu uống nước ép cà rốt trong quá trình mang thai có thể cải thiện chứng hay quên, giúp não bộ minh mẫn, tăng cường khả năng ghi nhớ.

Lưu ý khi bà bầu sử dụng nước ép cà rốt

Tới đây, chắc hẳn các chị em đã có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu uống nước ép cà rốt được không? Mặc dù nước ép cà rốt có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bà bầu, tuy nhiên mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi uống nước ép cà rốt:

  • Việc hấp thụ quá nhiều beta-carotene chứa trong nước ép cà rốt có thể làm thay đổi màu sắc da của bạn. Nếu bạn uống quá nhiều nước ép cà rốt có thể khiến da tạm thời có màu vàng hoặc màu cam. Do đó bạn chỉ nên sử dụng với tần suất vừa phải, không quá lạm dụng việc uống nước ép cà rốt.
  • Uống quá nhiều nước ép cà rốt gây dư thừa beta-carotene trong máu và có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.
  • So với ăn cà rốt nguyên, nước ép cà rốt ít chất xơ hơn, nhưng nhiều đường tự nhiên hơn. Bởi ít chất xơ nên lượng đường trong nước ép cà rốt sẽ được hấp thu nhanh hơn. Chính vì vậy, uống quá nhiều nước ép cà rốt có thể gây tăng đường huyết.
  • Trước khi làm nước ép cà rốt, các mẹ cần đảm bảo nguyên liệu được chọn đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt nhất mẹ bầu nên mua cà rốt tại các cơ sở uy tín rồi về tự làm nước ép tại nhà để đảm bảo vệ sinh.
  • Bên cạnh nước ép cà rốt, mẹ bầu cũng nên bổ sung đa dạng các loại nước ép hoa quả khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tránh gây mất cân bằng các chất dinh dưỡng.
Bà bầu uống nước ép cà rốt được không? Lợi ích của nước ép cà rốt với bà bầu 4
Mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại nước ép trái cây trong quá trình mang thai

Hy vọng bài viết trên đã giúp các chị em giải đáp được câu hỏi bầu uống nước ép cà rốt được không, cũng như nắm được những điều cần lưu ý khi sử dụng nước ép cà rốt trong quá trình mang thai. Chị em nên bổ sung nước ép cà rốt cùng nhiều loại nước ép trái cây khác vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Chúc mẹ bầu một thai kỳ thật khỏe mạnh và cùng đón chờ thêm những bài viết sức khỏe hữu ích khác trên trang web của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin