Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bà bầu viêm đường tiết niệu uống râu ngô

Ngày 16/09/2022
Kích thước chữ

Râu ngô được biết đến là loại dược liệu an toàn cho nhiều nhóm đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai, đang cho con bú hay trẻ nhỏ. Bà bầu viêm đường tiết niệu uống râu ngô rất có ích nhờ công dụng lợi tiểu, loại bỏ độc tố, giúp đào thải vi khuẩn gây viêm nhiễm ra bên ngoài qua niệu đạo và tối ưu hóa chức năng bài tiết.

Theo Y học cổ truyền, râu ngô có tính bình, vị ngọt, là loại dược liệu lành tính, không độc với công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Nhờ đó, râu ngô có tác dụng hiệu quả và xuất hiện trong nhiều bài thuốc điều trị bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu…

Nước râu ngô có công dụng gì đối với sức khỏe?

Trong Đông y, râu ngô rất tốt cho sức khỏe người dùng và có nhiều tác dụng hỗ trợ chữa bệnh. Nước râu ngô không chỉ có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể mà còn trở thành phương thuốc phòng và chữa một số bệnh lý cụ thể như sau:

  • Giảm độ nhớt của mật đồng thời làm tăng bài tiết mật. Nước râu ngô rất tốt cho những người bệnh đang có vấn đề về mật như: Sỏi túi mật hay ứ mật.
  • Có tác dụng cầm máu cho bệnh nhân xuất huyết tử cung và dễ bị chảy máu.
  • Hạ đường huyết.
  • Giúp máu tránh đông.
  • Chống viêm, giảm đau nhất là các vấn đề về xương khớp: Gout, viêm khớp.
  • Ngăn chặn quá trình hình thành của các acid uric dư thừa gây tác động xấu đến xương khớp.
  • Đào thải các chất độc hại ra ngoài, loại bỏ vi khuẩn gây hại ra khỏi đường niệu đạo.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến tiết niệu như: Viêm bàng quang, viêm tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu…
  • Râu ngô cũng cải thiện triệu chứng của một số loại bệnh như: Huyết áp cao, ho ra máu, tiểu tiện ra máu, trị tiểu đường…
  • Hạn chế tình trạng chảy máu ở các mẹ bầu thường xuyên bị chảy máu (chảy máu cam, chảy máu chân răng…) thay vì dùng các loại thuốc kháng sinh.

Bà bầu viêm đường tiết niệu uống râu ngô

Râu ngô từ xa xưa được đánh giá có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cách dùng râu ngô giúp bà bầu tránh viêm đường tiết niệu

Râu ngô chữa tiểu buốt, tiểu rắt do sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu hiệu quả nhưng chúng là thảo dược thiên nhiên nên chỉ có thể điều trị triệu chứng chứ khó lòng chữa dứt điểm trường hợp bệnh nặng. Sau đây là hai cách phổ biến giúp mẹ bầu tránh viêm đường tiết niệu hiệu quả:

Nước râu ngô chữa viêm đường tiết niệu cho mẹ bầu

Với cách dùng này, các bạn nên chọn râu của bắp ngô tươi, màu vàng nâu óng mượt để có được dược tính mạnh và tốt nhất cho điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Ngược lại râu ngô màu đen sạm sẽ chứa ít hoạt chất hơn. Nước râu ngô vị ngọt thanh mát dễ uống và đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng tại nhà và được nhiều người lựa chọn nhất khi bị tiểu buốt do viêm đường tiểu. 

Chuẩn bị: 100g râu ngô tươi, 200ml nước sạch.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch râu ngô rồi ngâm một lúc trong nước muối loãng, vớt ra để ráo.
  • Cho râu ngô vào nồi cùng 200ml nước, đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 10 -15 phút rồi tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước uống hàn trước bữa ăn sáng và tối. Kiên trì sử dụng 7-10 ngày sẽ giúp bà bầu giảm chứng tiểu buốt, tiểu rắt đáng kể.

Bà bầu viêm đường tiết niệu uống râu ngô

Râu ngô rất hiệu quả trong chữa bệnh đường tiết niệu các mẹ bầu

Trà râu ngô và mã đề chữa tiểu buốt, tiểu rắt

Trà râu ngô mã đề là bài thuốc chữa chữa viêm đường tiết niệu vô cùng nổi tiếng. Râu ngô lợi tiểu, giải độc, kháng khuẩn kết hợp cùng mã đề có tác dụng kháng sinh, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, tiêu sưng và tăng cường lợi niệu, thẩm thấp, giải độc.

Chuẩn bị: 30g râu ngô tươi, 30g mã đề tươi, 200ml nước sạch, đường vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch râu ngô và mã đề, rồi ngâm với nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với 200ml nước đã chuẩn bị, đun sôi khoảng 5 phút thì giảm nhỏ lửa.
  • Cho thêm đường vào khuấy tan và đun khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Bà bầu uống nước râu ngô mã đề 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn sáng và tối và thực hiện liên tục trong 7 ngày.

Bà bầu viêm đường tiết niệu uống râu ngô

Râu ngô cùng mã đề giúp bà bầu giảm các triệu chứng viêm đường tiết niệu

Lưu ý khi dùng râu ngô chữa viêm đường tiết niệu cho mẹ bầu

Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô cho bà bầu là phương pháp hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và giảm triệu chứng khó chịu do tiểu buốt, tiểu rắt gây ra. Tuy nhiên để các bài thuốc phát huy tối đa công dụng và đảm bảo an toàn và thì các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Là thảo dược tự nhiên, có dược tính nhẹ nên râu ngô chỉ có công dụng hỗ trợ, không thể chữa trị tận gốc. Do đó, mẹ bầu nên sử dụng râu ngô khi bệnh nhẹ mới khởi phát.
  • Nên chọn râu ngô tươi màu vàng nâu óng ả để có được dược tính cao nhất. Đồng thời, nên ngâm rửa cẩn thận để hạn chế nguy cơ đau bụng do rối loạn tiêu hóa cho mẹ bầu.
  • Râu ngô có thể tương tác với một số loại thuốc và để lại tác dụng phụ không mong muốn. Do đó bà bầu nên tham khảo ý kiến những người có chuyên môn trước khi dùng râu ngô trị viêm đường tiết niệu.
  • Trong quá trình điều trị, mẹ bầu nên kết hợp xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học, uống nhiều nước, tăng cường vận động vừa sức nhằm tăng sức đề kháng.
  • Thai phụ không nên quá lạm dụng vì râu ngô có tính lợi tiểu mạnh. Nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu quá nhiều và cạn ối. Do đó, nếu có chẩn đoán nước ối ít thì mẹ bầu không nên sử dụng loại nước này.
  • Bà bầu cũng cần nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu nhanh khỏi.
  • Nếu đang được điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai, các mẹ bầu nên kiêng quan hệ tình dục để tránh làm các tổn thương trở nên trầm trọng hơn.

Bà bầu viêm đường tiết niệu uống râu ngô

Cần chú ý khi dùng râu ngô chữa viêm đường tiết niệu cho phụ nữ mang thai

Trên đây là gợi ý giúp các bà bầu cải thiện dấu hiệu viêm đường tiết niệu đơn giản với râu ngô và một số lưu ý cần thiết khi sử dụng. Tác dụng chính của cách chữa viêm bằng râu ngô này là hỗ trợ điều trị, vì vậy bạn nên phối hợp nhiều yếu tố khác (thuốc Đông hoặc Tây y, chế độ chăm sóc) để rút ngắn thời gian hồi phục và kiểm soát các triệu chứng của bệnh tốt nhất.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin