Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo dõi kích thước thai nhi theo tuần là một phần quan trọng để đảm bảo em bé được sinh ra khỏe mạnh và phát triển bình thường. Đồng thời giúp mẹ điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống phù hợp để đạt được mức tăng cân phù hợp.
Khi mang thai, người phụ nữ cần đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nhờ đó ba mẹ có cơ hội chứng kiến sự phát triển của con từng ngày trong bụng mẹ. Đồng thời các mẹ biết bản thân cần phải bổ sung những dưỡng chất cần thiết nào để đảm bảo sự phát triển cả thể chất và trí tuệ cho thai nhi.
Việc theo dõi kích thước thai nhi theo tuần mẹ bầu quan sát được sự phát triển của em bé. Bằng cách theo dõi biểu đồ cân nặng của bé trong bụng mẹ, các bác sĩ cũng có thể xác định được thai nhi có phát triển bình thường hay không. Nếu em bé quá nhỏ hoặc quá lớn sẽ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ sẽ phát hiện tình trạng này bằng cách theo dõi biểu đồ cân nặng của thai nhi theo từng tuần và điều chỉnh kịp thời. Vì vậy việc theo dõi sự phát triển của bé trong bụng mẹ là điều cần thiết. Do đó, ba mẹ không được chủ quan mà hãy đi siêu âm thai định kỳ để biết cân nặng của thai nhi theo tuần từ đó có thay đổi chế độ ăn uống phù hợp.
Có hai cách tính đơn giản thường được áp dụng đó là tính cân nặng của thai nhi dựa vào vòng bụng của mẹ, cách thứ hai là tính cân nặng bằng siêu âm. Cách tính cân nặng của bé từ vòng bụng rất đơn giản, các mẹ có thể tự tính tại nhà theo công thức như sau: Cân nặng của bé (g) = ((Kích thước tử cung + chu vi vòng eo) x 100)/4.
Tuy nhiên, cách tính này vẫn có một số hạn chế vì kết quả này sai số khá nhiều. Và cách tính thứ hai dựa vào kết quả siêu âm đảm bảo độ chính xác cao hơn so với phương pháp trước đó.
Để biết thai nhi có phát triển bình thường và có cân nặng có bình thường hay không, mẹ bầu có thể dựa vào bảng cân nặng thai nhi hàng tuần của WHO dưới đây.
Tuần thứ 8: Chiều dài 1.6 cm, cân nặng 1-10g.
Tuần thứ 9: Chiều dài 2.3 cm, cân nặng khoảng 1-10 gam
Tuần thứ 10: Chiều dài 3.1 cm, cân nặng khoảng 1-10 gam
Tuần thứ 11: Chiều dài 4.1 cm, cân nặng khoảng 50 - 70 gam
Tuần thứ 12: Chiều dài 5.4 cm, cân nặng khoảng 50 - 70 gam
Tuần thứ 13: Chiều dài 7.4 cm, cân nặng khoảng 50 - 70 gam
Tuần thứ 14: Chiều dài 8.7 cm, cân nặng khoảng 50 - 70 gam
Tuần thứ 15: Chiều dài 10.1 cm, cân nặng khoảng 70 gam
Tuần thứ 16: Chiều dài 11.6 cm, cân nặng khoảng 100 gam
Tuần thứ 17: Chiều dài 13 cm, cân nặng khoảng 140 gam
Tuần thứ 18: Chiều dài 14.2 cm, cân nặng khoảng 190 gam
Tuần thứ 19: Chiều dài 15.3 cm, cân nặng khoảng 240 gam
Tuần thứ 20: Chiều dài 16.4 cm, cân nặng khoảng 300 gam
Tuần thứ 21: Chiều dài 25.6 cm, cân nặng khoảng 360 gam
Tuần thứ 22: Chiều dài 27.8 cm, cân nặng khoảng 430 gam
Tuần thứ 23: Chiều dài 28.9 cm, cân nặng khoảng 501 gam
Tuần thứ 24: Chiều dài 30 cm, cân nặng khoảng 600 gam
Tuần thứ 25: Chiều dài 34.6 cm, cân nặng khoảng 660 gam
Tuần thứ 26: Chiều dài 35.6 cm, cân nặng khoảng 760 gam
Tuần thứ 27: Chiều dài 36.6 cm, cân nặng khoảng 875 gam
Tuần thứ 28: Chiều dài 37.6 cm, cân nặng khoảng 1005 gam
Tuần thứ 29: Chiều dài 38.6 cm, cân nặng khoảng 1153 gam
Tuần thứ 30: Chiều dài 39.9 cm, cân nặng khoảng 1319 gam
Tuần thứ 31: Chiều dài 41.1 cm, cân nặng khoảng 1502 gam
Tuần thứ 32: Chiều dài 42.4 cm, cân nặng khoảng 1702 gam
Tuần thứ 33: Chiều dài 43.7 cm, cân nặng khoảng 1918 gam
Tuần thứ 34: Chiều dài 45 cm, cân nặng khoảng 2146 gam
Tuần thứ 35: Chiều dài 46.2 cm, cân nặng khoảng 2383 gam
Tuần thứ 36: Chiều dài 47.4 cm, cân nặng khoảng 2622 gam
Tuần thứ 37: Chiều dài 48.6 cm, cân nặng khoảng 2859 gam
Tuần thứ 38: Chiều dài 49.8 cm, cân nặng khoảng 3083 gam
Tuần thứ 39: Chiều dài 50.7 cm, cân nặng khoảng 3288 gam
Tuần thứ 40: Chiều dài 51.2 cm, cân nặng khoảng 3462 gam
Trên thực tế, cân nặng và kích thước của thai nhi có thể khác một chút so với bảng trên. Nhưng dựa vào đó, các bà mẹ có thể theo dõi sự phát triển của em bé có được xem là bình thường hay không để cải thiện.
Điều này có nghĩa là cân nặng của thai nhi có thể tương đồng với cân nặng và vóc dáng của ba mẹ. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì sẽ có những chỉ số về cân nặng và kích thước thai nhi và trẻ em khác nhau.
Nếu phụ nữ mang thai mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì sẽ có xu hướng sinh ra những đứa trẻ to và nặng hơn những bà mẹ khác. Ngược lại, nếu phụ nữ mang thai gầy yếu hoặc không tăng cân dẫn đến thai nhi bị suy dinh dưỡng. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ cân nặng của thai nhi khi còn trong bụng mẹ.
Trên thực tế, con thứ hai thường lớn hơn con thứ đầu lòng, nhưng nếu khoảng cách sinh giữa các con quá gần thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại, con thứ hai nhẹ hơn con đầu. Trong trường hợp đa thai, cân nặng của thai nhi cũng thấp hơn so với cân nặng chuẩn của thai nhi.
Nếu thai nhi phát triển lớn hơn biểu đồ cân nặng tiêu chuẩn, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ, thì có thể trẻ đã phát triển quá lớn, điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình sinh nở. Nếu kích thước của thai nhi lớn hơn biểu đồ chuẩn khoảng 3 cm thì có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì ngay từ trong bụng mẹ.
Nếu thai nhi có chỉ số thấp hơn nhiều so với biểu đồ cân nặng chuẩn, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và bác sĩ sẽ hướng dẫn điều chỉnh thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để cải thiện cân nặng và kích thước của trẻ. Nếu thai nhi nhẹ cân dễ bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, sức đề kháng kém hơn, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ sau này của trẻ.
Khi mang thai, mẹ bầu cần theo dõi biểu đồ cân nặng và kích thước thai nhi theo tuần để đảm đảm sự phát triển của em bé. Do đó việc đi khám thai định kỳ rất quan trọng để nắm rõ tình trạng của bé và có biện pháp xử lý kịp thời. Hy vọng rằng các bà mẹ sắp sinh đã biết thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc thai nhi khỏe mạnh.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.