Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bật mí 3 cách chữa đầu ngón chân bị khô nứt, bong tróc và rướm máu

Ngày 28/02/2023
Kích thước chữ

Các ngón chân khô nứt, bong tróc và rướm máu gây đau nhức, khó chịu, đặc biệt khi chuyển mùa, thời tiết trở lạnh thì các triệu chứng bệnh càng trầm trọng hơn. Vậy làm cách nào để cải thiện tình trạng da nhức nhối này? Hãy cùng tìm hiểu những cách trị khô nứt đầu ngón chân qua bài viết dưới đây nhé!

Đầu ngón chân bị khô nứt, bong tróc và rướm máu là một tình trạng khó chịu. Bệnh nhân thường rất đau và di chuyển khó khăn. Vì vậy, cách trị đầu ngón chân khô nứt, bong tróc và rướm máu hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Cách trị đầu ngón chân khô nứt, bong tróc và rướm máu hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm Đầu ngón chân khô nứt, bong tróc và rướm máu vào mùa đông

Cách trị đầu ngón chân bị khô nứt, bong tróc và rướm máu hiệu quả

Đầu ngón chân bị khô nứt, bong tróc và rướm máu là kết quả của nhiều bệnh lý như nấm, chàm, vẩy nến, suy tuyến giáp, cùng với các tác động vật lý như lão hóa, tác dụng phụ của thuốc, hóa chất, thiếu ẩm hoặc độ ẩm quá cao... Để cải thiện tình trạng này, bạn cần sử dụng các loại thuốc và áp dụng các phương pháp chăm sóc da phù hợp.

Sử dụng thuốc trị bệnh

Kem hydrocortisone

Sử dụng kem chứa corticoid bôi tại chỗ để giảm kích ứng, sưng tấy và điều trị da khô, nứt nẻ, ngứa hoặc sưng đỏ. Hydrocortisone nồng độ thấp được phân phối ở các hiệu thuốc và bệnh nhân có thể mua được. Nhưng đối với loại hydrocortisone nồng độ mạnh thì cần có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc mỡ bôi chống nấm

Để điều trị trường hợp đầu ngón chân bị khô nứt do nấm, các loại thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng là nizoral, griseofulvin… Thuốc chống nấm cũng cần được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác để giảm thiểu bong tróc, nứt nẻ và ngứa da.

Thuốc kháng histamin

Hiệu quả trong việc giảm ngứa, bong tróc và sưng đỏ da. Nó cũng là một loại thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng như nổi mề đay, phát ban, chàm... Để điều trị ngón chân khô nứt, các loại thuốc kháng histamin như Fexofenadine, Telfast, Loratadin, Cetirizin…

Lưu ý: Bạn phải đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đầu ngón chân bị khô nứt, bong tróc và rướm máu và kê đúng loại thuốc điều trị an toàn, hiệu quả. Bạn không nên tự mua thuốc để điều trị vì nếu sử dụng sai thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không đáng có như teo da, viêm da dị ứng

Bạn phải đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đầu ngón chân bị khô nứt, bong tróc và rướm máu Bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đầu ngón chân bị khô nứt

Dùng kem dưỡng da

Đầu ngón chân nứt nẻ cần dưỡng ẩm thường xuyên. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần sử dụng thêm các loại kem bôi ngoài da. Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn những loại kem dưỡng da tốt nhất cho cơ thể. Các loại kem dưỡng ẩm như CeraVe, LaRoche Posay, Vaseline…, được khuyên dùng để giữ cho da không bị kích ứng.

Đồng thời, nên thay loại sữa tắm hàng ngày để làm sạch vùng da chân. Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh thông thường, vì điều này có thể làm cho da khô và bong tróc hơn. Người bệnh nên tham khảo các loại sữa tắm của Ziaja, Avene, CeraVe…

Chăm sóc da chân đúng cách

Tẩy da chết

Đây là cách tuyệt vời để cải thiện vùng da khô nứt nẻ ở đầu ngón chân. Bạn nên tẩy da chết khoảng 1 đến 2 lần/tuần để da mềm mại hơn, sau đó làm sạch kỹ và dưỡng ẩm cho da để da nhanh chóng phục hồi.

Ngâm chân

Đây là cách làm dịu vùng da bị kích ứng, làm mềm các ngón chân khô nứt, đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu, rất có lợi cho sức khỏe. Bạn nên ngâm chân với các nguyên liệu tự nhiên như bột yến mạch, mật ong, tinh dầu bạc hà, dầu ô liu, dầu dừa… Bạn chỉ nên ngâm chân bằng nước ấm, không dùng nước nóng để không làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da.

Chọn giày vừa vặn chân

Không nên đi giày quá chật hoặc có chất liệu cứng, thô ráp để không khiến da chân bị ma sát mạnh và gây tổn thương nặng hơn.

Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại

Bạn cần tránh chất tẩy rửa, xăng dầu, xà phòng, mỹ phẩm… Nếu bạn phải tiếp xúc với hóa chất, hãy mang giày bảo hộ để ngăn chặn hoàn toàn khỏi tác động của hóa chất đó.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Bạn cần tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng cho da và đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương trên da. Bạn hãy chú ý tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng…, các chất kích thích có trong rượu, bia, cà phê…

Bạn cần tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể Tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Tình trạng đầu ngón chân bị khô nứt khi nào cần đến bệnh viện ngay?

Mặc dù hầu hết các trường hợp khô nứt đầu ngón chân đều có thể tự cải thiện được tại nhà, nhưng đôi khi do bệnh tiến triển quá nhanh hoặc các phương pháp điều trị được không được áp dụng đúng cách có thể dẫn đến biểu hiện nghiêm trọng như:

  • Da bị sưng đỏ, đau đớn nhiều.
  • Bị ngứa ngáy dữ dội, cảm giác đau buốt mỗi khi gãi.
  • Đầu ngón chân bị chảy máu.
  • Ở các vết nứt nẻ và rỉ máu xuất hiện mủ.
  • Bị sốt.

Lúc này, đầu ngón chân bị khô nứt đã viêm nhiễm, tấy rát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, bạn cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám, tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Đầu ngón chân bị khô nứt, bong tróc và rướm máu không phải là một biểu hiện xa lạ mà ngược lại, nó đã trở nên quá quen thuộc, nhất là với người dân Việt Nam sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, đừng chủ quan và bỏ qua các triệu chứng, bởi những vết thương nhỏ bong tróc, khô có thể gây viêm nhiễm, đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bạn cần có biện pháp chăm sóc an toàn, đi khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Bệnh ngoài da