Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khái quát về các bệnh tự miễn ngoài da thường gặp nhất

Ngày 09/09/2023
Kích thước chữ

Các bệnh tự miễn ngoài da tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại mang đến vô vàn phiền phức cho “khổ chủ”. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về các bệnh tự miễn ngoài da thường gặp nhất.

Bệnh tự miễn là các bệnh sinh ra khi hệ thống miễn dịch rối loạn, tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Có đến hơn 180 loại bệnh tự miễn khác nhau, trong đó có cả những bệnh về da khác nhau bao gồm: Xơ cứng bì, vẩy nến, viêm da cơ (dermatomyositis), ly thượng bì bóng nước, bọng nước pemphigoid, bạch biến,… Vậy đâu là những bệnh tự miễn ngoài da phổ biến nhất hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu về từng tình trạng bệnh này xem chúng có những dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng nào qua bài viết sau. 

Bệnh tự miễn ngoài da là gì?

Bệnh tự miễn là những bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của một người bị rối loạn, không có khả năng phân biệt tự kháng nguyên và kháng nguyên bên ngoài. Hậu quả là hệ miễn dịch tự tấn công ngược lại các tế bào bình thường của cơ thể và gây ra bệnh tự miễn. Theo thống kê, người trong độ tuổi từ 20 - 40 là đối tượng mắc bệnh tự miễn nhiều nhất. Nữ giới mắc bệnh tự miễn nhiều hơn nam giới.

Bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan, các khớp, các cơ và các mô khác nhau trên cơ thể. Loại mô thường bị ảnh hưởng bởi bệnh tự miễn nhất là mô da. Các bệnh tự miễn ngoài da xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh. Chúng có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, có mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau.

benh-tu-mien-ngoai-da-1.jpg
Hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào da gây ra bệnh tự miễn ngoài da

Các bệnh tự miễn ngoài da thường gặp nhất

Có khoảng hơn 180 bệnh tự miễn, trong đó có không ít các bệnh tự miễn thường gặp có liên quan đến da. Có thể kể đến những căn bệnh tự miễn biểu hiện bên ngoài da như:

Xơ cứng bì

Xơ cứng bì ảnh hưởng đến tất cả các mô liên kết trong cơ thể, và da chỉ là một phần trong số đó. Người bị bệnh xơ cứng bì không chỉ có những triệu chứng xuất hiện trên da mà còn gặp các triệu chứng ở cơ bắp, mạch máu,... Có 2 dạng xơ cứng bì gồm: Xơ cứng bì hệ thống tiến triển và hội chứng CREST. Nếu như xơ cứng bì hệ thống có những triệu chứng ở thực quản, phổi, tim, ruột thận, thì hội chứng CREST có các triệu chứng như:

  • Lắng đọng canxi dưới da (Calcinosis);
  • Ngón tay hay ngón chân có màu xanh hoặc đỏ (Hiện tượng Raynaud);
  • Rối loạn chức năng thực quản (Esophageal dysfunction);
  • Chai cứng đầu ngón tay, ngón chân (Sclerodactyly);
  • Giãn mạch máu làm xuất hiện các vết đỏ dưới da (Telangiectasia).

Ngoài ra, bệnh nhân xơ cứng bì có thể bị khó thở, đau khớp, táo bón, khò khè, tiêu chảy, sụt cân, đầy hơi, ợ nóng, ngứa rát mắt. Xơ cứng bì xảy ra nhiều nhất ở nữ giới trong độ tuổi 30 - 40.

benh-tu-mien-ngoai-da-2.jpg
Màu sắc da tay khác lạ ở bệnh nhân xơ cứng bì

Bệnh tự miễn ngoài da - Vẩy nến

Bệnh vẩy nến cũng là một dạng bệnh tự miễn ngoài da nhiều người gặp phải với triệu chứng đặc trưng là các mảng da đỏ và kích ứng. Có thể nhiều người chưa biết, có đến 5 thể khác nhau của bệnh vẩy nến gồm: Thể mủ, thể đảo ngược, thể giọt, thể mảng và erythrodermic. Vẩy nến thể mảng là phổ biến nhất, với các mảng da đỏ dày lên và có lớp da chết bong tróc màu trắng bạc bao phủ bên trên.

Bệnh vẩy nến có thể là một rối loạn mang tính di truyền. Các triệu chứng của bệnh vẩy nến có thể bùng phát thành từng đợt. Chúng được kích hoạt khi có chấn thương, nhiễm trùng, da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, uống rượu bia, uống thuốc hay do stress. Người có hệ miễn dịch suy yếu dễ bị bùng phát các đợt bệnh nghiêm trọng.

Bệnh vẩy nến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là người trong độ tuổi từ 15 - 35. Có khoảng 30% người bị vẩy nến cũng bị viêm khớp và được gọi là bệnh viêm khớp vẩy nến.

benh-tu-mien-ngoai-da-3.jpg
Bệnh vẩy nến là nỗi ám ảnh của nhiều người

Bệnh viêm bì cơ

Bệnh tự miễn ngoài da có tên viêm bì cơ ảnh hưởng chủ yếu lên cơ bắp nhưng cũng tác động đến làn da của người bệnh. Ngoài những tổn thương ở cơ, khớp, bệnh này còn gây ra những tổn thương về da như:

  • Da bị đỏ rát, bong vảy sau một thời gian.
  • Sắc tố da giảm nên màu da nhạt dần.
  • Sau một thời gian bị bệnh, người bệnh có triệu chứng teo da.
  • Ở vùng da vị trí khớp ngón tay, khuỷu tay, khớp gối, khớp chân, khớp bàn tay bị sần.
  • Ở móng tay, móng chân người bệnh có thể bị rát đỏ.
  • Da ở ngón tay bị khô, nứt nẻ, dày sừng.
  • Khi da bị tổn thương nghiêm trọng, sắc tố da bị lẫn lộn dẫn đến tình trạng da loang lổ. Tình trạng này xuất hiện nhiều nhất ở vùng lưng, ngực, cổ.
  • Nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh viêm bì cơ còn bị lắng đọng canxi dưới da.
benh-tu-mien-ngoai-da-4.jpg
Da của một người bệnh bị viêm bì cơ

Ly thượng bì bóng nước

Căn bệnh tự miễn ngoài da ly thượng bì bóng nước (epidermolysis bullosa) nghe khá lạ tại với nhiều người. Đây là tình trạng da nhạy cảm và mỏng manh hơn bình thường rất nhiều gây ra những mụn nước có nhiều dịch lỏng bên trong. Đơn giản như việc chà nhẹ tay lên da hay nhiệt độ phòng tăng lên cũng kích thích mụn nước hình thành.

Bọng nước pemphigoid

Bọng nước pemphigoid là một bệnh tự miễn mãn tính với đặc trưng là mụn nước nghiêm trọng hình thành trên da. Một số người mắc bệnh nhẹ chỉ gặp tình trạng da kích ứng nhẹ hay bị đỏ. Những người nặng hơn trên da sẽ hình thành nhiều mụn nước. Mụn nước này dễ bị vỡ ra và tạo thành các vết loét trên da. Những mụn nước này xuất hiện nhiều ở thân, cánh tay, chân. Khoảng hơn 30% người bệnh có mụn nước trong miệng. Một số khác lại gặp cảm giác ngứa và chảy máu ở nướu.

benh-tu-mien-ngoai-da-5.jpg
Bọng nước có thể bị vỡ ra gây viêm loét

Người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bọng nước pemphigoid cao nhất. Các triệu chứng xuất hiện gián đoạn. Tuy đây là một bệnh mãn tính nhưng đã có bệnh nhân khỏi hoàn toàn sau 6 năm.

Bệnh bạch biến

Bạch biến là một bệnh ngoài da đặc trưng bởi tình trạng mất sắc tố da mãn tính do các tế bào hắc sắc tố bị phá hủy. Ở người bệnh sẽ xuất hiện các mảng da nhạt màu hoặc có màu trắng hẳn. Bệnh bạch biến có thể là nguyên phát, cũng có thể là một phần của các quá trình tự miễn khác như: Bệnh viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh thiếu máu ác tính,…

benh-tu-mien-ngoai-da-6.jpg
Mất sắc tố da ở bệnh bạch biến

Trên đây là những bệnh tự miễn ngoài da thường gặp nhất. Bệnh tự miễn ngoài da không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người bệnh. Để giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn về da, mỗi chúng ta cần xây dựng lối sống lành mạnh để bảo vệ hệ miễn dịch. Việc khám sức khỏe định kỳ có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngăn không cho bệnh tiến triển nặng.

Xem thêm:

Bệnh viêm não tự miễn hồi phục như thế nào?

Bệnh tự miễn có nguy hiểm không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin