Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bật mí cách phòng ngừa hiệu quả bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ngày 15/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh lý đường hô hấp, gây khó thở do đường thở bị hẹp hơn bình thường. COPD có thể gây suy hô hấp, hạn chế hoạt động hàng ngày và giảm chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để có thể phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là một bệnh phổi tắc nghẽn đặc trưng bởi tình trạng giảm thông khí mãn tính. Nguyên nhân chính của COPD là do hút thuốc lá, ngoài ra khói bụi và ô nhiễm không khí cũng là nguy cơ gây ra bệnh. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là rất cần thiết đối với người bệnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là một bệnh phổi tắc nghẽn đặc trưng bởi tình trạng giảm thông khí mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là một bệnh phổi tắc nghẽn đặc trưng bởi tình trạng giảm thông khí mãn tính

Hiểu biết về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là bệnh lý về đường hô hấp khiến người bệnh khó thở do đường thở bị thu hẹp hơn bình thường, có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp và tử vong.

Nguyên nhân chính của COPD là do tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích trong không khí, bao gồm: Khói thuốc lá, cần sa, ô nhiễm không khí, khói bụi, than và bụi silic, hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.

Tìm hiểu các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc COPD khi có các triệu chứng sau:

  • Ho: Bắt đầu vào buổi sáng và tăng dần nhiều lần trong đêm.
  • Ho ra đàm: Lúc đầu đàm ít, loãng, càng về sau càng đặc.
  • Khó thở: Chỉ thỉnh thoảng lúc đầu. Khi tình trạng nặng, người bệnh luôn cảm thấy khó thở, không cử động được, nhiều trường hợp phải sử dụng mặt nạ dưỡng khí trong thời gian dài.
  • Ngực bị dồn nén: Thở khò khè hoặc hen suyễn là do phế nang bị sưng và chất nhầy làm tắc nghẽn.
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng, có khi bị biến chứng sang viêm phổi.

Các triệu chứng của COPD đôi khi cải thiện khi một người ngừng hút thuốc, dùng thuốc thường xuyên hoặc tham gia vào quá trình phục hồi chức năng phổi. Tuy nhiên, phổi vẫn bị tổn thương và không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Tình trạng khó thở và mệt mỏi có thể không trị dứt điểm, nhưng mọi người có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và tiếp tục sống khoẻ.

Hướng điều trị của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Phương pháp điều trị chính cho COPD là từ bỏ hút thuốc lá. Dùng thuốc để giúp giảm các triệu chứng COPD và ngăn ngừa bùng phát các triệu chứng có thể dẫn đến mất thêm chức năng phổi. Các nhóm thuốc bao gồm các loại thuốc được sử dụng để mở đường thở, giảm sưng tấy trong đường thở và điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần tuân thủ dùng thuốc do bác sĩ chỉ định.

Phương pháp điều trị chính cho COPD là từ bỏ hút thuốc lá Phương pháp điều trị chính cho COPD là từ bỏ hút thuốc lá

Phòng ngừa hiệu quả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Từ bỏ thuốc lá và tránh xa các chất kích thích

Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Theo một số nghiên cứu, những người hút thuốc có nguy cơ mắc COPD cao hơn 10 lần so với những người không hút thuốc. Có tới 80 đến 90% bệnh nhân COPD hút thuốc, và gần 50% người hút thuốc lâu năm bị COPD. Hút thuốc lá thụ động cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì vậy, cách hiệu quả nhất để phòng ngừa COPD là nói không với hút thuốc lá.

Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, khói nhiên liệu…, là những tác nhân khiến các triệu chứng COPD dễ tái phát. Vì vậy, cần luôn giữ cho không khí trong nhà, phòng ngủ và xung quanh nhà luôn sạch sẽ, thông thoáng thì người bệnh mới hạn chế được tối đa khả năng bệnh tái phát.

Thời tiết thay đổi

Những thay đổi về nhiệt độ và thời tiết có thể làm cho các triệu chứng COPD trở nên tồi tệ hơn. Theo nghiên cứu, không khí lạnh, khô hoặc nóng có thể gây bùng phát các triệu chứng COPD. Do đó, khi thời tiết trở lạnh, trở gió, hãy che miệng, mũi cẩn thận khi ra ngoài. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, độ ẩm lý tưởng trong nhà là khoảng 40%. Bệnh nhân có thể duy trì độ ẩm này bằng cách sử dụng máy làm ẩm không khí.

Tránh tình trạng nhiễm trùng hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp rất nguy hiểm đối với những người bị COPD vì nó ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp. Một số yếu tố lây nhiễm, chẳng hạn như cảm lạnh và cúm, có thể làm cho tình trạng khó thở, ho khan và thở khò khè trở nên tồi tệ hơn. Nếu không được điều trị, những bệnh nhiễm trùng này có thể dẫn đến viêm phổi đe dọa tính mạng. Do đó, cách tốt nhất để ngăn ngừa COPD là giảm nguy cơ nhiễm trùng. Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn nên rửa tay thường xuyên và đảm bảo rằng họ đã được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết.

Nhiễm trùng đường hô hấp rất nguy hiểm đối với những người bị COPD vì nó ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp Nhiễm trùng đường hô hấp rất nguy hiểm đối với những người bị COPD vì nó ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện tình trạng bệnh kịp thời. Ngoài ra, nếu bạn lo lắng, hãy nhờ bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng cơ thể để tránh biến chứng COPD nguy hiểm đến phổi, tim mạch, thần kinh…

Sử dụng thuốc điều trị COPD

Một số loại thuốc thường dùng cho bệnh nhân COPD như kháng sinh phổ rộng, giãn phế quản, corticoid, thở oxy… Ngoài ra, để kéo dài thời gian và giảm tần suất tái phát, bệnh nhân COPD cần được điều trị dự phòng để ngăn ngừa tái phát bệnh cấp tính, tránh chi phí nằm viện cao, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đòi hỏi người bệnh phải đi khám sức khỏe định kỳ hàng tháng để theo dõi tình trạng bệnh. Nó có thể đe dọa tính mạng nếu bạn không gặp bác sĩ thường xuyên. Khi thấy các biểu hiện khó thở, sốt ngày càng nặng thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm