Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cả hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đều gây ra triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, đây lại là hai căn bệnh khác nhau hoàn toàn. Sự nhầm lẫn giữa hen và COPD trong quá trình chẩn đoán có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phân biệt hen và COPD?
COPD và hen suyễn là bệnh liên quan đến đường hô hấp mà thường dễ bị nhầm lẫn là một bệnh. Mặc dù có một số triệu chứng tương đồng, nhưng cách điều trị và tiến triển của hai bệnh này lại hoàn toàn khác nhau. Vậy cách phân biệt hen và COPD như thế nào, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là một bệnh hô hấp mạn tính, thường xuất hiện ở mọi độ tuổi từ trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành đến người cao tuổi. Ở trẻ em, hen thường liên quan đến dị ứng, trong khi đó ở người trưởng thành, dị ứng không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Bệnh thường có liên quan đến yếu tố di truyền và cơ chế miễn dịch của cơ thể đối với các dị nguyên và tác nhân môi trường.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc hen được ước tính khoảng từ 3 - 9% dân số, đặc biệt phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của bệnh bao gồm: Khó thở, ho, cảm giác tức ngực và thở khò khè.
COPD là một trong những loại bệnh đường hô hấp phổ biến, được coi là một trong những bệnh lý về phổi gây tử vong cao. Nguyên nhân của bệnh thường là do tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại như khói bụi, khí thải công nghiệp, đặc biệt là thuốc lá và thuốc lào.
Biểu hiện của bệnh thường bao gồm ho kéo dài, khó thở khi gắng sức và tắc nghẽn đường khí.
Bệnh COPD không thể được điều trị hoàn toàn mà chỉ có thể được kiểm soát dài hạn để hạn chế các biến chứng, ngăn chặn sự phát triển của bệnh và kiểm soát các triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mặc dù cả hai bệnh hen suyễn và COPD có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính, nhưng tỷ lệ mắc bệnh trong từng nhóm tuổi lại có sự khác nhau rõ rệt.
Bệnh này có thể phát triển ở mọi độ tuổi, nhưng thường xuất hiện dấu hiệu và bắt đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là trước 20 tuổi. Những người thừa cân, hút thuốc lá, có người thân từng mắc bệnh hen hoặc dị ứng có nguy cơ cao hơn. Yếu tố di truyền cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Người trên 40 tuổi, đặc biệt là từ 50 đến 74 tuổi, thường dễ mắc bệnh này. Rủi ro mắc bệnh cũng tăng cao ở những người hút thuốc lá, từng mắc hen suyễn nặng hoặc có người thân mắc bệnh này. Môi trường làm việc có chứa nhiều chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD.
Nhiều người nghĩ rằng bệnh hen suyễn và COPD có nhiều điểm tương đồng nên phương pháp điều trị cũng có thể giống nhau. Tuy nhiên, đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, mọi người cần hiểu rõ phân biệt hen và COPD có phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:
Mặc dù việc điều trị hen suyễn không thể hoàn toàn chấm dứt, nhưng nếu phát hiện và can thiệp kịp thời, khả năng kiểm soát bệnh rất cao. Một số biện pháp cụ thể bao gồm:
Điều quan trọng là tuân thủ chính xác chỉ định điều trị của bác sĩ và thường xuyên thăm khám để kiểm tra và điều chỉnh liệu pháp.
Điều đầu tiên giúp phân biệt hen và COPD là mức độ tiến triển của bệnh COPD thường nhanh và nghiêm trọng hơn so với hen suyễn. Vì vậy, việc tầm soát bệnh, theo dõi sức khỏe và điều trị sớm là rất quan trọng. Một số phương pháp điều trị COPD thường bao gồm:
Phân biệt hen và COPD là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của mỗi người, bởi hai bệnh này có những điểm tương đồng trong triệu chứng nhưng lại yêu cầu các phương pháp điều trị và quản lý khác nhau. Việc hiểu rõ về sự khác biệt giữa chúng giúp người bệnh và các chuyên gia y tế có cơ sở xác định và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...