Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây tích tụ axit và một số nguyên nhân có thể là di truyền, chế độ ăn uống và mức độ axit tự nhiên của cơ thể. Một trong những cách vừa tự nhiên lại đạt hiệu quả tốt giúp giảm tiết axit dạ dày đó chính là bắt đầu một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Vậy ăn gì để giảm tiết axit dạ dày? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời.
Trong hệ tiêu hóa của con người chúng ta thì axit dạ dày đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mất cân bằng axit trong dạ dày, đặc biệt là việc tiết quá nhiều axit trong dạ dày có thể dẫn đến nhiều căn bệnh dạ dày nguy hiểm như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nên, vấn đề ăn gì để giảm tiết axit dạ dày cần được quan tâm đúng lúc và đúng cách để con người có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến dạ dày không mong muốn.
Axit dạ dày đóng góp vào quá trình phân hủy và tiêu hóa thức ăn. Trào ngược axit hay thừa axit dạ dày là tình trạng tăng lượng axit trong dạ dày, đôi khi nó xảy ra khi lượng axit được sản xuất nhiều hơn bình thường. Dư thừa axit dạ dày không phải là hiếm, nhưng phải được nhận biết và điều trị sớm.
Bạn có thể nhận biết cơ thể có bị thừa axit dạ dày hay không qua các triệu chứng cụ thể sau:
Nếu không được điều trị kịp thời, axit dạ dày cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe khác liên quan tới dạ dày, bao gồm:
Ăn gì để giảm tiết axit dạ dày luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Dưới đây là tổng hợp một số thực phẩm tốt cho sức khỏe và có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Gừng giúp giảm nhanh các cơn đau, khó chịu do ợ chua gây ra. Nó là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất cho chứng trào ngược axit. Một trong những cách hiệu quả nhất là ăn một thìa cà phê gừng băm nhỏ mỗi ngày.
Chuối là loại trái cây có tính kiềm và giúp trung hòa axit trong dạ dày. Ăn chuối thường xuyên rất có lợi trong việc điều trị trào ngược axit dạ dày.
Dưa hấu chín giúp đánh bay hoàn toàn các triệu chứng ợ chua. Ăn 3 - 4 lát dưa hấu mỗi ngày để giảm các triệu chứng trào ngược.
Rau bina chứa vitamin, khoáng chất và chất xơ và là siêu thực phẩm được các chuyên gia y tế khuyên dùng nhất để ngăn ngừa trào ngược axit.
Tỏi chứa hoạt chất allicin giúp ngăn ngừa sự hình thành axit trong thực quản. Nên dùng tỏi trong bữa ăn hàng ngày hoặc ăn trước khi đi ngủ.
Củ cải đường cũng giúp giảm axit dạ dày. Nếu bạn thấy màu sắc của nước tiểu có màu đỏ thì điều đó chứng tỏ có axit trong dạ dày đang ở mức thấp.
Ăn trái cây có múi như là cam và quýt thực sự có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày. Nhưng rõ ràng chúng thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn. Bạn có thể uống nước cam hoặc nước chanh trước bữa trưa và nhớ không kết hợp chúng với các thực phẩm khác.
Ăn gì để giảm tiết axit dạ dày và lợi ích của đu đủ trong trường hợp này là gì? Đu đủ hầm phèn là sự lựa chọn thông minh. Ăn món này thường xuyên vào mùa xuân và mùa hè sẽ giúp đầu óc tỉnh táo, thư giãn, giải nhiệt và giải độc. Ăn vào mùa thu đông có tác dụng nhuận táo, ấm bụng, bổ tỳ, bổ gan, giảm ho, thư phổi, hóa đờm. Đu đủ có tác dụng kỳ diệu đối với dạ dày khi dùng điều độ. Liều lượng chính xác phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và trạng thái sinh lý của mỗi người. Mặc dù không có nhiều nghiên cứu được thực hiện để xác định liều lượng thích hợp của đu đủ để giảm tiết axit, nhưng kể cả các bạn có tiêu thụ liều lượng cao hơn thì chúng cũng không gây hại cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính nóng khi đi vào hai kinh tỳ và phế sẽ có thể hành khí chỉ thống, hóa đờm,… Kết quả của nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu phật thủ và một loại flavonoid có tên là hesperidin rất hữu ích trong việc giảm tiết axit và điều trị các cơn đau do dạ dày.
Nồng độ axit dạ dày tăng cao sẽ đe dọa tới sức khỏe con người và gây ra các bệnh nguy hiểm. Vì vậy, bên cạnh những thực phẩm làm giảm axit dạ dày, người bệnh nên tránh một số thực phẩm sau:
Rượu bia hoặc đồ uống có cồn có khả năng duy trì axit dạ dày rất cao. Một nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên uống rượu có nguy cơ mắc chứng ợ chua cao gấp 5 lần so với người bình thường. Vì vậy, tốt nhất bạn nên loại bỏ rượu bia và các chất kích thích ra khỏi chế độ ăn uống để giảm lượng axit trong dạ dày.
Các loại trái cây có tính axit như chanh, quất,... và các thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối,... là những thực phẩm có tính axit rất cao. Khi đến dạ dày sẽ làm tăng nồng độ H+ và dễ gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, những thực phẩm có tính axit nên được hạn chế ở những người khỏe mạnh bình thường. Còn đối với những người mắc bệnh đường tiêu hóa thì phải tuyệt đối hạn chế nhóm thực phẩm này.
Đồ cay nóng được xếp vào nhóm thực phẩm nguy hiểm cho dạ dày vì gây kích ứng niêm mạc, co thắt cơ trơn dạ dày, gây buồn nôn, nôn. Ngoài ra, thức ăn cay làm tăng lượng axit trong dạ dày khiến tình trạng viêm loét nặng hơn. Vì vậy, hãy tránh xa những thực phẩm như ớt, hạt tiêu,... nếu dạ dày của bạn vốn đã yếu.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây của Nhà thuốc Long Châu, bạn đọc đã biết nên ăn gì để giảm tiết axit dạ dày tốt nhất. Nỗi lo về bệnh đường ruột là nỗi ám ảnh chung của nhiều người, vì vậy hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ hôm nay để hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, để sức khỏe luôn được bảo đảm thì bạn cũng nên chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày nhé.
Xem thêm:
Nga Linh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.