Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bé 6 tháng ăn sữa chua được không? Cách chọn các loại sữa chua tốt nhất cho bé

Ngày 17/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mặc dù hệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi vẫn chưa được ổn định, nhưng đây là thời điểm quan trọng khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Trong đó, sữa chua là thực phẩm mềm và có lợi cho hệ tiêu hóa tổng thể, tuy nhiên, liệu bé 6 tháng ăn sữa chua được không là một câu hỏi mà nhiều bố mẹ thắc mắc.

Sữa chua là thực phẩm được tạo ra từ sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức tươi, sau đó lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột. Đây là một sản phẩm rất phổ biến bởi nó không chỉ cung cấp canxi mà còn chứa nhiều loại vitamin quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Tuy nhiên, liệu bé 6 tháng ăn sữa chua được không?

Các thành phần dinh dưỡng của sữa chua là gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc liệu bé 6 tháng ăn sữa chua được không, bố mẹ cũng cần tìm hiểu các thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua để hiểu rõ hơn về loại thực phẩm sẽ được bổ sung cho bé yêu của mình. Sữa chua nổi tiếng với giá trị dinh dưỡng cao và có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là một số thành phần dinh dưỡng chính có trong sữa chua:

Protein

Sữa chua nguyên chất được làm từ sữa nguyên chất có thể cung cấp khoảng 8,5g protein trong mỗi lượng 245g sữa chua. Protein này chủ yếu chia thành hai loại:

  • Whey (váng sữa): Đây là nhóm protein hòa tan nhỏ hơn trong các sản phẩm sữa, chiếm khoảng 20% hàm lượng protein trong sữa chua.
  • Casein: Là nhóm các protein sữa không hòa tan.

Tuy nhiên, cả hai loại protein này đều có chất lượng cao, giàu axit amin thiết yếu và dễ tiêu hóa.

Bé 6 tháng ăn sữa chua được không? Cách chọn các loại sữa chua tốt nhất cho bé 1
Protein là một trong những thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua

Chất béo

Sữa chua có thể chứa tới 400 loại chất béo khác nhau, phụ thuộc vào loại sữa được sử dụng để sản xuất. Nó có thể được làm từ sữa nguyên kem, sữa ít béo hoặc sữa không béo. Hàm lượng chất béo trong sữa chua thường như sau:

  • Sữa chua không béo thường có hàm lượng chất béo từ 0,4%.
  • Sữa chua chứa nhiều chất béo có thể có hàm lượng chất béo lên đến 3,3% hoặc thậm chí cao hơn.
  • Phần lớn chất béo trong sữa chua là chất béo bão hòa, chiếm khoảng 70%. Tuy nhiên, cũng có một lượng nhỏ chất béo không bão hòa, đảm bảo sự cân bằng hợp lý.

Carbohydrate

Đường trong sữa chua nguyên chất chủ yếu là lactose và galactose. Hàm lượng các chất này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại sữa chua:

  • Lactose là loại đường tự nhiên trong sữa, thường có hàm lượng thấp hơn trong sữa chua so với sữa nguyên kem. Quá trình lên men vi khuẩn trong sữa chua giúp phá vỡ lactose và chuyển hóa thành galactose và glucose.
  • Phần lớn glucose sẽ tiếp tục chuyển hóa thành axit lactic, tạo ra hương vị chua đặc trưng của sữa chua.
  • Ngoài đường lactose và đường galactose, có một số loại sữa chua cũng có thể bao gồm các chất làm ngọt bổ sung như sucrose và các loại đường hương liệu khác.
  • Lượng đường tự nhiên trong sữa chua có thể biến đổi và dao động từ khoảng 4,7% đến 18,6% hoặc thậm chí cao hơn.

Vitamin và khoáng chất

Tùy thuộc vào loại sữa chua, thành phần vitamin và khoáng chất có thể khác nhau. Sữa chua từ sữa tươi nguyên chất thường chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất quan trọng như:

Những thành phần này cùng với các vitamin và khoáng chất khác có trong sữa chua có thể giúp cải thiện sức khỏe và cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách hiệu quả.

Probiotic

Probiotic là những vi khuẩn có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe, cụ thể là khả năng cải thiện hệ tiêu hóa. Các vi khuẩn probiotic chủ yếu trong sản phẩm lên men là vi khuẩn axit lactic và bifidobacteria. Dưới đây là một số lợi ích của probiotic:

  • Tăng cường hệ miễn dịch;
  • Giảm mức độ cholesterol;
  • Tổng hợp vitamin: Vi khuẩn bifidobacterium có khả năng tổng hợp hoặc tạo ra nhiều loại vitamin như thiamin, niacin, vitamin B6, vitamin B12, folate và vitamin K;
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Bifidobacterium có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, giúp điều trị tiêu chảy gây ra do sử dụng kháng sinh, chống lại tình trạng táo bón và tăng khả năng tiêu hóa lactose.

Tại sao sữa chua tốt cho bé?

Có ba lợi ích lớn mà sữa chua mang lại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà nhiều người chưa biết:

  • Sữa chua cung cấp protein nhanh chóng, dễ tiêu hóa và hiệu quả cho sự phát triển của trẻ.
  • Sữa chua chứa men vi sinh, có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch trong ruột và giúp cân bằng vi sinh vật có ích và có hại trong đường ruột của trẻ.
  • Sữa chua thường chứa ít đường lactose hơn so với sữa nguyên chất. Trẻ sơ sinh vẫn có enzyme để phân hủy lactose, do đó bạn không cần lo lắng việc trẻ không dung nạp được đường lactose.
Bé 6 tháng ăn sữa chua được không? Cách chọn các loại sữa chua tốt nhất cho bé 2
Sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bé 6 tháng ăn sữa chua được không?

Nhiều bác sĩ khuyên rằng phụ huynh nên bắt đầu cho trẻ sử dụng sữa chua khi bé được từ 9 đến 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng bạn có thể cho bé quen với việc ăn sữa chua từ lúc 6 tháng tuổi, khi mà bé đang tiếp xúc với thức ăn đặc dần dần vì lúc này hệ tiêu hoá của bé đã có thể đáp ứng những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.

Nếu bé của bạn đã có thể ăn thức ăn đặc, bạn có thể cho bé thử ăn sữa chua giống như việc cho bé ăn bất kỳ thực phẩm mới nào khác. Thêm vào đó, bạn nên kiểm tra xem bé có phản ứng dị ứng nào đối với sữa chua hay không. Ngoài ra, khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm, hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp cho bé một liều lượng và chủng loại phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Bé 6 tháng ăn sữa chua được không? Cách chọn các loại sữa chua tốt nhất cho bé 3
Bé 6 tháng ăn sữa chua được không?

Cách để chọn loại sữa chua tốt cho bé

Các bậc phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc lựa chọn loại sữa chua nào để dùng cho bé. Trẻ nên ăn sữa chua nguyên kem vì chất béo dồi dào trong loại sữa chua này là rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé.

Mặc dù có nhiều loại sữa chua dành cho trẻ em trên thị trường, nhưng không phải tất cả đều tốt cho sức khỏe. Nhiều loại sữa chua được bổ sung đường, vì vậy, mẹ nêu lưu ý đến lượng đường được thêm vào và xem xét liệu sữa chua đó có chứa các chất phụ gia khác như xi-rô fructose và tinh bột hay không.

Để tăng thêm hương vị cho sữa chua, bạn có thể thêm vào một số loại trái cây như: Táo, chuối, bơ nghiền, lê,… Tuy nhiên, chỉ bắt đầu kết hợp trái cây với sữa chua khi bé đã quen với sữa chua và các loại thức ăn đặc.

Nếu bạn có kỹ năng làm đồ ăn và thích tự chế biến cho bé, bạn cũng có thể tự làm sinh tố hoặc sữa chua từ sữa mẹ hay sữa công thức. Một cách chế biến sữa chua phổ biến cho bé là làm sinh tố đông lạnh đặt trong khay đựng thức ăn cho trẻ em dạng lưới. Cách này sẽ giúp làm dịu nướu đau khi bé đang mọc răng. Hoặc nếu bạn không muốn cho bé ăn đồ lạnh, mẹ cũng có nhiều lựa chọn khác như sữa chua khô từ các thương hiệu nổi tiếng như: Bledina, Gerber, Hae Swim,…

Bé 6 tháng ăn sữa chua được không? Cách chọn các loại sữa chua tốt nhất cho bé 4
Mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc lựa chọn loại sữa chua nào cho bé

Bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc liệu bé 6 tháng ăn sữa chua được không. Ngoài ra, việc cân nhắc lựa chọn loại sữa chua phù hợp cho con yêu cũng rất quan trọng. Bố mẹ có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bé được cung cấp thức đầy đủ và an toàn trong quá trình phát triển.

Xem thêm: Bé 6 tháng ăn chuối được không? Cần lưu ý gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin