Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt, nên ứng phó thế nào?

Ngày 26/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt khiến cho nhiều bố mẹ lo lắng và không biết xử trí ra sao. Bài viết này giải đáp cho các bậc phụ huynh, hãy cùng theo dõi nhé!

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến ở các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chứng bệnh này có thể gây nên hàng hoạt triệu chứng như: Đau bụng, nôn mửa, khó tiêu, tiêu chảy và táo bón,... Đặc biệt đôi lúc bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt. Tình trạng này khiến nhiều bố mẹ lo lắng và mong muốn nhanh chóng tìm ra cách khắc phục. Bài viết sau đây sẽ mang đến thông tin “gỡ rối" cho các bậc phụ huynh. 

Nguyên nhân khiến trẻ em dễ bị rối loạn tiêu hóa 

Trẻ em là một trong những đối tượng thường xuyên bị chứng rối loạn tiêu hóa. Bởi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân như: 

  • Uống thuốc kháng sinh không đúng cách và lâu ngày dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. 
  • Môi trường sống kém vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể, thường gặp nhất ở trẻ dưới 1 tuổi thường xuyên ngậm mút tay. 
  • Trẻ ăn phải các thực phẩm kém chất lượng, chưa được chế biến cẩn thận hay thức ăn nguội lạnh. 
  • Trẻ đang có các bệnh lý nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khác gây suy giảm sức đề kháng. 

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường có nhiều biểu hiện, thường gặp nhất là đau bụng râm ran, quấy khóc, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón,...

bé bị rối loạn tiêu hóa 1

Tiêu chảy, đau bụng hay táo bón là những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt có nguy hiểm không?

Đi phân sống, tiêu chảy hay táo bón,... là những dấu hiệu điển hình để nhận biết rối loạn tiêu hóa. Đôi lúc, rối loạn tiêu hóa cũng kèm theo các triệu chứng khác như sốt nhưng sốt không phải là một phần của hội chứng rối loạn tiêu hóa. Tình trạng sốt cao ở trẻ có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị viêm ở một vùng nào đó và xuất hiện phản ứng chống lại quá trình viêm này. 

Bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, cơ thể xanh xao và yếu ớt hơn bình thường. Từ đó, cũng làm trẻ biếng ăn và ăn kém, dẫn đến suy dinh dưỡng. 

Ngoài ra, tình trạng sốt do viêm và rối loạn tiêu hóa khiến cho đường ruột của trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài gây nhiễm trùng tiêu hóa. 

bé bị rối loạn tiêu hóa 2

Mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt 

Mẹ nên làm gì khi bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt?

Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng phát triển về thể chất của bé. Vì vậy, trường hợp bé có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt, các mẹ nên: 

  • Với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, nên tiếp tục cho bé bú mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu. Song đó, mẹ cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho con. 
  • Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, ba mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của con để đề phòng rối loạn tiêu hóa.
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Chọn lựa nguồn thực phẩm sạch và đảm bảo an toàn sức khỏe cho bữa ăn hằng ngày của trẻ em và cả gia đình. 
  • Hướng dẫn bé rửa tay đúng cách và tập thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Luôn vệ sinh đồ chơi cho bé, đảm bảo sạch sẽ cũng như hạn chế để bé ngậm đồ chơi vào miệng. 
  • Bổ sung các loại men vi sinh hoặc men tiêu hóa khi cần thiết và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng. 

bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt

Rửa tay và giữ vệ sinh thân thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công đường tiêu hóa 

Chế độ ăn dành cho các bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt 

Đối với trẻ lớn và ăn được, các bố mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con nhiều hơn. Đặc biệt khi bé thường xuyên đau bụng, ăn không tiêu hay lười ăn,... bố mẹ nên xây dựng thực đơn cho con theo các tiêu chí sau: 

  • Cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. 
  • Linh động kết hợp đa dạng thực phẩm từ các nhóm thực phẩm chính sao cho đảm bảo nhu cầu của trẻ. 
  • Ưu tiên sử dụng các loại thức ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. 
  • Có thể bổ sung các loại thực phẩm có chứa probiotics như sữa chua để tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. 
  • Hạn chế cho trẻ ăn quà vặt và cân đối bữa phụ, bữa chính trong ngày. 
  • Có thể chia nhỏ bữa ăn hằng ngày của trẻ (nếu được) và tốt nhất là 5 - 6 bữa/ngày. 

bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt 4

Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp con trẻ cải thiện và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Nhìn chung dù tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt không quá phổ biến nhưng nếu kéo dài và không được điều trị tốt sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, khi có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa có hoặc không kèm sốt, bố mẹ cũng nên đưa bé đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. 

Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ và bình tĩnh xử trí khi bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt nhé! 

Xem thêm:

Vi Quỳnh 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm