Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuật ngữ bệnh bạch cầu được sử dụng trong y khoa để chỉ một dạng ung thư máu. Vậy bệnh bạch cầu dòng cấp tủy ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?
Cùng tìm hiểu thông tin về căn bệnh bạch cầu cấp dòng tủy thông qua bài viết dưới đây nhé.
Tủy xương là các mô xốp có màu đỏ nằm ở phần bên trong của xương lớn. Đó là nơi tạo ra các tế bào máu của cơ thể. Các tế bào tạo máu khỏe mạnh và chưa trưởng thành được gọi là các tế bào non (tiếng Anh là blasts). Các tế bào non trưởng thành và biệt hóa trở thành một trong ba loại tế bào máu khác nhau:
Đối với căn bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, tủy xương tạo ra nhiều tế bào ung thư bất thường, hay còn được gọi là tế bào non hoặc nguyên bào tủy. Có cách gọi này vì chúng trông giống như các tế bào khỏe mạnh chưa trưởng thành. Các tế bào ung thư phân chia một cách nhanh chóng và mất kiểm soát thay vì trở thành tế bào máu bình thường và khỏe mạnh. Tế bào ung thư không thể trưởng thành, cũng không hoạt động như các tế bào non khỏe mạnh và đặc biệt chúng không dễ chết.
Khi các nguyên bào tủy này lấp đầy tủy xương, ngăn chặn việc tạo ra các tế bào khỏe mạnh, và sau đó chúng tràn vào máu ngoại vi. Chúng có thể xâm lấn vào các hạch bạch huyết, da, não, gan, thận, buồng trứng ở bé gái, tinh hoàn ở bé trai và nhiều cơ quan khác. Các tế bào bạch cầu cấp dòng tủy đôi khi tạo thành một khối u, được gọi là u hạt ác tính.
Nói tóm lại, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là một dạng bệnh ung thư ở mô tạo máu trong tủy xương, mô xốp bên trong xương. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy cũng có thể được gọi là bệnh bạch cầu cấp không phải dạng lympho hoặc bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính.
Theo nhiều số liệu thống kê, bệnh bạch cầu (ung thư máu) là bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em. Trong đó, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là nhóm bệnh máu ác tính phổ biến thứ hai ở trẻ, sau bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy thường gặp nhất trong 2 năm đầu đời của trẻ và trong thời niên thiếu. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 730 người dưới 20 tuổi mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy.
Tỉ lệ sống sót sau 5 năm đối với trẻ mắc tất cả các phân nhóm bạch cầu cấp dòng tủy là 66%. Đối với những ca bệnh dưới 20 tuổi, tỉ lệ sống sót sau 5 năm là 67%. Tuy nhiên, tỉ lệ sống sót của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là khác nhau trên từng phân nhóm nhỏ.
Tuy nhiên, số liệu thống kê về tỉ lệ sống sót của trẻ em mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy ở trên chỉ là ước tính và mang tính chất tham khảo. Ước tính này được lấy từ dữ liệu hằng năm về số trẻ mắc bệnh ở Mỹ. Ngoài ra, cứ mỗi 5 năm, các chuyên gia sẽ tiến hành thống kê lại tỉ lệ này một lần.
Các tế bào non trong bệnh bạch cầu cấp dòng tủy được phân loại dựa trên các đặc điểm giống hoặc khác so với các tế bào non chưa trưởng thành khỏe mạnh của tủy xương, và gần đây còn dựa trên các xét nghiệm sinh học phân tử và di truyền tế bào của chúng.
Trước đây, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy được chia thành 8 nhóm chính theo hệ thống phân loại FAB, gồm M0 đến M7, dựa trên các đặc điểm hình thái của chúng là chủ yếu. Hiện nay, một phương pháp phân loại mới đang dần được áp dụng, xem xét đầu tiên đến các nguyên nhân di truyền tế bào gây ra bệnh bạch cầu cấp dòng tủy.
Phân loại bệnh bạch cầu cấp dòng tủy theo cách phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 2008:
Trên đây là một số thông tin về căn bệnh bạch cầu cấp dòng tủy ở trẻ em. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để đọc thêm nhiều bài viết về bệnh bạch cầu cấp dòng tủy nói riêng và sức khỏe nói chung nhé!
Khánh Vy
Nguồn: Yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.