Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì cho mau khỏi?

Ngày 07/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau mắt đỏ là bệnh nhiễm trùng với các triệu chứng xuất hiện rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính và ít để lại di chứng nặng nề nếu kịp phát hiện và điều trị. Tuy nhiên, bệnh vẫn gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập cũng như làm việc. Vậy bệnh đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì cho mau khỏi?

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh đau mắt đỏ đều có thể tự khỏi mà không cần nhờ đến sự can thiệp của các loại thuốc. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp cần phải áp dụng kết hợp với những biện pháp điều trị khi đau mắt đỏ lâu ngày nhưng không khỏi không khỏi, nhằm tránh những biến chứng liên quan đến thị lực không mong muốn.

Khi bị đau mắt đỏ, việc sử dụng thuốc điều trị là điều cần thiết nhằm xử lý bệnh nhanh chóng và kịp thời, tránh lây lan thành dịch.

Bệnh đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì cho mau khỏi?

Bệnh đau mắt đỏ xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu lòng trắng của mắt và kết mạc mi gặp phải các vấn đề viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc do virus gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi giới tính như: Trẻ em, người lớn và người cao tuổi. Do đó, khi phát hiện mắt có các triệu chứng như: Lòng trắng mắt bị đỏ, có nhiều dử mắt, nặng mắt như có cát trong mắt… người bệnh cần đi khám ngay nhằm được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các loại thuốc nhỏ mắt được các bác sĩ khuyên dùng như sau:

Nước muối sinh lý natri clorid 0,9%

Khi bị đau mắt đỏ, nước muối sinh lý được rất nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng vì tính dịu nhẹ và an toàn cũng như độ hiệu quả cao. Dùng thuốc nhỏ natri clorid 0,9% sử dụng nhiều lần trong ngày giúp rửa trôi những mầm vi khuẩn gây bệnh, tạo độ ẩm và làm dịu hơn cho mắt. Tuy không có tác dụng chữa khỏi chứng đau mắt đỏ, song nước muối sinh lý sẽ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, đau rát, ngứa mắt và rửa sạch dử mắt.

Bệnh đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì cho mau khỏi?1 Bệnh đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì cho mau khỏi?

Thuốc nhỏ mắt Eyelight vita DHG Pharma

Với thành phần chứa: Vitamin B6, Vitamin E, Na, Kali và các loại tinh dầu… Thuốc nhỏ mắt Eyelight vita giúp thúc đẩy lưu thông máu trong mắt, làm giảm căng thẳng cũng như tình trạng mệt mỏi của mắt. Bên cạnh đó, thuốc còn tăng cường sự trao đổi chất giữa các tế bào trong mắt, giúp bảo vệ bề mặt của giác mạc và ngăn ngừa các bệnh về mắt, giúp chữa lành các triệu chứng đau rát và tình trạng mỏi mắt, bệnh đau mắt đỏ, viêm mí mắt và viêm mi mắt…

Thuốc nhỏ mắt Tobramycin 0,3%

Thuốc nhỏ mắt này được bán theo đơn của bác sĩ. Thuốc Tobramycin 0,3% được chỉ định sử dụng trong các trường hợp điều trị các bệnh nhiễm khuẩn về mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với tobramycin gây ra như: Đau mắt đỏ, viêm giác mạc, viêm túi lệ, viêm mí mắt, đau mắt hột và lẹo mắt… Ngoài ra, thuốc có các dụng tốt đối với hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn tại chỗ bên ngoài. Hoạt chất tobramycin có hiệu quả tương đối mạnh nhưng không có nhiều tác dụng phụ như steroid. Tuy nhiên, tobramycin vẫn có các đặc tính của dòng kháng sinh này với các lưu ý như độc với thận và ảnh hưởng dây thần kinh số VIII liên quan tới vấn đề nghe.

Bệnh đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì cho mau khỏi?2 Thuốc nhỏ mắt Tobramycin 0,3%

Thuốc nhỏ mắt chứa Ofloxacin 0,3%

Thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần ofloxacin thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp người bệnh có các dấu hiệu của viêm bờ mi, lẹo mắt, đau mắt đỏ và viêm giác mạc… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với những bệnh nhân bị đau mắt đỏ có nguyên nhân là do virus thì việc sử dụng kháng sinh ofloxacin chỉ có thể giúp dự phòng bội nhiễm, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn.

Bệnh đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì cho mau khỏi?3 Thuốc nhỏ mắt chứa Ofloxacin 0,3%

Các lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt điều trị đau mắt đỏ

Dùng thuốc nhỏ mắt khi đau mắt đỏ cần lưu ý các vấn đề như sau:

  • Chỉ nên sử dụng trong vòng từ 15 – 30 ngày sau khi mở nắp, cần phải thay chai thuốc mới khi đã quá thời gian mở nắp.
  • Trước và sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt nên rửa tay thật kĩ bằng xà phòng.
  • Không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt chung với người khác.
  • Trong khi nhỏ không nên để đầu lọ chạm vào mắt và lông mi vì có nguy cơ làm bẩn lọ thuốc.
  • Đối với thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%, người bệnh có thể sử dụng 3 – 5 lần/ngày nhằm vệ sinh mắt. Tuy nhiên, đối với các loại thuốc chuyên trị khác, cần phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Lưu ý khi được chỉ định nhỏ 2 – 3 loại thuốc khác nhau, tuyệt đối không nên nhỏ cùng lúc. Điều này có khả năng làm pha loãng thuốc cũng như sẽ làm thuốc sau rửa trôi thuốc trước.
  • Trong trường hợp nếu sử dụng song song 2 loại thuốc: Thuốc nước và thuốc tra mỡ mắt, người bệnh nên sử dụng thuốc nước trước, sau đó khoảng 3 phút mới sử dụng thuốc mỡ.
Bệnh đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì cho mau khỏi?4 Khi bị đau mắt đỏ không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt chung với người khác

Những nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc không đúng cách

Khi bị đau mắt đỏ, rất nhiều người có tâm lý hoang mang, nôn nóng và lo lắng do ảnh hưởng đến thị giác. Từ đó, nhiều người tự tìm mua thuốc về sử dụng, tự thực hiện việc xông lá hoặc đắp lá lên mắt... Hậu quả, có rất nhiều trường hợp dẫn đến bỏng mắt do xông lá hay sử dụng các loại tinh dầu. Ngoài ra, rất nhiều bệnh nhân tự ý nhỏ cortisol tùy tiện gây ra các vết loét giác mạc dẫn đến việc điều trị trở nên vô cùng phức tạp và tốn kém nhiều chi phí. Do đó, khi mắt có vấn đề hoặc có các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán để được điều trị đúng thuốc, đúng bệnh.

Bên trên là những thông tin về các loại thuốc nhỏ mắt nhằm điều trị tình trạng đau mắt đỏ thường được bác sĩ khuyên dùng. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan trong cộng đồng và có khả năng bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nếu trẻ bị đau mắt đỏ, hãy cho trẻ ở nhà theo dõi để tránh lây lan trong trường học. Người bệnh phải luôn theo dõi sức khỏe và liên hệ ngay cho bác sĩ khi có bất kì triệu chứng bất thường nào xuất hiện để được hỗ trợ và xử trí kịp thời nhé!

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm