Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh dị ứng da đầu: Căn bệnh gây phiền toái cho nhiều người

Ngày 03/04/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh dị ứng da đầu chủ yếu xảy ra do tiếp xúc với các loại dầu gội hoặc thuốc nhuộm tóc có thành phần hóa học dễ gây kích ứng da đầu, gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bị bệnh.

Bệnh dị ứng da đầu chủ yếu xảy ra do tiếp xúc với các loại dầu gội hoặc thuốc nhuộm tóc có thành phần hóa học dễ gây kích ứng da đầu, gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bị bệnh.

Dị ứng da đầu không chỉ gây ngứa ngáy, rụng tóc mà còn gây nổi mụn, dị ứng nổi ban đỏ ở da đầu và các vùng xung quanh gây đau rát khó chịu, làm người bệnh cảm thấy mất tự tin... Để chữa trị triệt để bệnh dị ứng da đầu cần phải tìm hiểu đúng nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân cũng như cách chữa trị triệt để bệnh dị ứng da đầu.

Bệnh dị ứng da đầu căn bệnh gây phiền toái cho nhiều người
Dị ứng da đầu gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.

1. Nguyên nhân gây dị ứng da đầu

Dị ứng da đầu do dầu gội đầu

Đa số các loại dầu gội có trên thị trường hiện nay đều chứa các thành phần hóa học, hương liệu,… Tùy theo cơ địa của mỗi người mà có người hợp với loại dầu gội này, có người hợp với loại dầu gội khác. Một số người có cơ địa đặc biệt, cơ thể sẽ phản ứng quá khích với các thành phần có trong các loại dầu gội gây dị ứng. Nhẹ là gây khô, xơ tóc, hoặc nặng hơn là xuất hiện nhiều gầu, gầu ống, nổi mụn đỏ, ngứa và rát da đầu, dị ứng chàm. Khi bị dị ứng da đầu, người bệnh còn cảm giác da đầu của mình lúc nào cũng ướt át, dính bết lại khó chịu do nhờn và dịch mụn vỡ ra.

Bệnh dị ứng da đầu căn bệnh gây phiền toái cho nhiều người
Sử dụng dầu gội không thích hợp cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng da đầu.

Dị ứng da đầu do thuốc nhuộm tóc

Thuốc nhuộm tóc là một những loại hóa phẩm thường được các bạn trẻ sử dụng để "làm mới" mình. Tuy nhiên, trong thành phần thuốc nhuộm tóc có chứa hoạt chất paraphenylendiame (PPD), đồng thời chứa các hoạt chất oxy hóa như Hydrogen peroxide để tạo ra các phân tử clourant. Đây chính là một trong những thủ phạm chính yếu dẫn tới bệnh dị ứng da đầu. Dị ứng da đầu do thuốc nhuộm tóc thường là những ca nghiêm trọng, nó có thể khiến da bị phồng rộp, lở loét và để lại sẹo.

Khi bị dị ứng da đầu do thuốc nhuộm tóc, người bệnh sẽ có biểu hiện: ngứa ngáy, khó chịu, da đầu và các vùng da xung quanh như tai, cổ bị ửng đỏ, sưng nề và xuất hiện mụn nước. Các mụn nước sẽ bị vỡ ra, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập, gây các bệnh khác, nghiêm trọng hơn là có thể gây ra ung thư.

2. Cách chữa trị bệnh dị ứng da đầu hiệu quả

Dị ứng da đầu do dầu gội

Với tình trạng dị ứng da đầu vì dầu vì dầu gội, người bệnh cần chuyển sang dùng loại dầu gội khác, các loại dầu gọi chiết xuất từ thiên nhiên sẽ an toàn hơn. Người bệnh có thể nhờ các chuyên gia phân tích tình trạng da đầu, tóc của mình để lựa chọn loại dầu gội thích hợp.

Trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể phải ngưng sử dụng dầu gội, chuyển qua gội đầu hoàn toàn tự nhiên như bồ kết hoặc nước lá chanh... Đây đều là những loại thảo dược vô hại với làn da và mái tóc của chúng ta. Không chỉ vậy, chúng còn giúp loại bỏ gàu, cho mái tóc chắc khỏe, mượt mà.

Bệnh dị ứng da đầu căn bệnh gây phiền toái cho nhiều người
Bồ kết là loại thảo dược thiên nhiên an toàn cho tóc và da đầu.

Dị ứng da đầu do thuốc nhuộm tóc

Ngay khi bị dị ứng da đầu do thuốc nhuộm tóc, cách tốt nhất là bạn nên cắt tóc ngắn, xả nước sạch để loại bỏ tối đa các hóa chất gây dị ứng. Sau đó đến ngay các cơ sở y tế để có những biện pháp xử trí kịp thời.

3. Lưu ý khi bị dị ứng da đầu

 Đối với dị ứng da đầu vì dầu gội, cần:

  • Ngưng sử dụng ngay loại dầu gội đang dùng
  • Hạn chế chải đầu để tránh làm tổn thương da đầu
  •  Không gãi, không được tùy tiện bôi thuốc lên da đầu vì có thể khiến tình trạng bội nhiễm trở nặng
  • Chỉ nên thả hoặc buộc lỏng đuôi tóc để da đầu được thông thoáng, tránh làm đau đầu

Đối với dị ứng da đầu vì thuốc nhuộm tóc cần đến sự trợ giúp của các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, để ngừa bệnh, bạn cần lưu ý:

  • Chỉ nhuộm tóc khi thực sự cần thiết, không tự ý mua thuốc về nhuộm, không vừa nhuộm vừa uốn/duỗi cùng 1 lúc
  • Không nhuộm tóc trên phần da đầu đã từng bị tổn thương
  • Lựa chọn sử dụng các loại thuốc rõ xuất sứ, các loại thuốc có thương hiệu
  • Trước khi tiến hành nhuộm tóc, nên thử phản ứng của thuốc trên da, bằng cách: Bôi một lượng thuốc nhuộm nhỏ vào mặt trong cẳng tay hoặc phần sau gáy trong khoảng 10 phút. Nếu không xuất hiện tình trạng ngứa hay đỏ rát thì dùng được. Ngược lại, nếu vùng da bị đỏ, rát hay ngứa thì phải nhanh chóng rửa bằng nước sạch và tuyệt đối không sử dụng lại.

Bảo Hân

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm