Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh dị ứng sưng môi và các nguyên nhân khác làm sưng môi

Ngày 08/04/2018
Kích thước chữ

Khi môi bị sưng môi không những khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống mà còn khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Ngoài bệnh dị ứng sưng môi thì còn nhiều nguyên nhân khác làm sưng môi.

Khi môi bị sưng môi không những khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống mà còn khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Ngoài bệnh dị ứng sưng môi thì còn nhiều nguyên nhân khác gây nên tình trạng này.

Bệnh dị ứng sưng môi

Khi bạn bị dị ứng đồ ăn hay dị ứng một loại thuốc nào đó sẽ làm cho bạn bị phù mạch. Triệu chứng của phù mạch là môi hoặc mũi hay mặt sẽ bị sưng phù lên. Cùng với việc bị sưng phù thì bệnh nhân cũng có thể bị phát ban. Hơn nữa, phù mạch cũng có thể làm cho sưng đường hô hấp dẫn đến khó thở và gây nguy hiểm tới tính mạng. Nếu như bạn sung môi hay xuất hiện triệu chứng dưới đây hãy tìm ngay tới bác sĩ để được chữa trị kịp thời:

- Bị khó thở

- Giọng nói của bạn trở nên khàn hơn hay nói chuyện bị khó khăn.

- Thở khó khăn, bị khò khè

- Mặt mũi trở nên tím tái

Bệnh dị ứng sưng môi và các nguyên nhân khác làm sưng môi 1

Bệnh dị ứng gây sưng môi 

Sưng môi do chấn thương

Ngoài bệnh dị ứng thì khi môi của bạn va vào vật cứng hay khi ăn thức ăn quá cay nóng cũng có thể làm môi bạn bị sưng. Khi bị chấn thương làm sưng môi, bạn cũng có thể dùng đá lạnh để chườm vào vùng môi để giảm sưng hiệu quả. Sau khoảng 3 đến 4 ngày, tình trạng này sẽ giảm đi đáng kể. Còn nếu như tình trạng sưng môi của bạn nghiêm trọng gây chảy máu và đau đớn thì bạn nên đi khám bác sĩ. Nhân viên y tế sẽ giúp bạn khâu lại vết thương hở, sau khi khâu vết thương bạn cần lưu ý một số điều như sau:

- Khoảng thời gian 2 - 3 ngày ngay sau khâu vết thương chỉ nên thực phẩm ăn mềm

- Nên tránh không ăn các loại gia vị cay nóng

- Bạn nên vệ sinh vết thương thường xuyên

Môi bị sưng do nứt nẻ

Khi bạn bị nẻ môi nặng cũng có thể gây sưng môi. Nguyên nhân nẻ môi có thể do bạn hay liếm môi hoặc do thời tiết hanh khô. Để ngăn chặn nẻ môi thì bạn có thể làm các phương pháp như:

- Dùng son dưỡng ẩm, nhưng nhớ là hãy chọn loại có thành phần an toàn, từ thiên nhiên thì càng tốt để tránh trường hợp bị dị ứng mỹ phẩm.

- Nên sử dụng kem chống nắng cho cả môi

- Không được liếm môi

- Cần dưỡng ẩm khi thời tiết hanh khô

Bị nhiễm trùng dẫn tới sưng môi

Một số bệnh nhiễm trùng có thể khiến bạn bị sưng môi. Khi môi nứt nẻ, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào môi và khiến môi bị mẩn đỏ và sưng lên. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, bác sỹ sẽ kiểm tra xem bạn bị nhiễm loại vi khuẩn, virus nào để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.

Bệnh dị ứng sưng môi và các nguyên nhân khác làm sưng môi 2

Ngoài bệnh dị ứng còn nhiều nguyên nhân gây sưng môi khác

Bệnh Corhn làm sưng môi

Môi bị sưng cũng là biểu hiện của căn bệnh viêm đường ruột Crohn. Khi bị mắc bệnh Crohn, bệnh nhân không chỉ bị viêm trong ruột mà còn có thể bị sưng các ống dẫn bạch huyết ở bất kỳ điểm nào trên cơ thể. Môi bị sưng cũng có thể do bệnh nhân nhạy cảm với một số loại thực phẩm. Khoảng 10% bệnh nhân bị Crohn xuất hiện triệu chứng ở miệng.

Mucoceles (u nhầy miệng) gây sưng môi

U nhầy miệng là 1 tổn thương lành tính thường gặp vùng khoang miệng. U nhầy xuất hiện khi tuyến nước bọt bị tổn thương hoặc bị tắc nghẽn. Biểu hiện của u nhầy miệng là sưng môi dưới. U nhầy miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên 1 số u nhầy miệng sẽ tăng kích thước hoặc tồn tại kéo dài gây khó chịu. Khi đó, hãy đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Các nguyên nhân gây sưng môi khác

- Hội chứng Melkersson-Rosenthal

- Viêm môi

- Bệnh dị ứng son môi cũng có thể khiến môi bị sưng thất thường.

Bệnh dị ứng sưng môi có nhiều nguyên nhân : chấn thương, côn trùng đốt, nhiễm khuẩn...Tùy vào nguyên nhân sưng môi, các bác sĩ sẽ giúp bạn chữa sưng môi hiệu quả.

Thanh Hiền

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:dị ứng