Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Son môi là vật bất li thân của hầu hết chị em phụ nữ. Nhưng trong một số trường hợp, do cơ địa hoặc do sử dụng sai cách sẽ dẫn đến triệu chứng của bệnh dị ứng son môi.
Dị ứng mỹ phẩm còn xa lạ gì với chị em phụ nữ. Ngoài chất tạo màu thì trong thành phần son còn chứa nhiều chất khác. Mỗi loại son thông thường sẽ có một mùi hương đặc trưng riêng để tạo sự hấp dẫn. Theo đó, son môi thường có hạn dùng khá dài từ 1 đến 3 năm hoặc lâu hơn do trong thành phần có chất bảo quản. Ngoài ra, có nhiều loại son còn có thành phần kem chống nắng hay chống lão hóa cho môi. Nên chắc chắn trong thành phần của những thỏi son này phải có chất retinot. Như vậy, nhìn một thỏi son khá nhỏ và có công dụng đơn giản chỉ là tạo màu sắc cho đôi môi quyến rũ, tuy nhiên chúng có thể sẽ chứa gồm hàng trăm chất hóa học độc hại. Không chỉ ở những người bị bệnh dị ứng son môi mà cả người bình thường cũng không tránh nổi nguy cơ bị dị ứng khi sử dụng.
- Bị đỏ tấy môi trên và môi dưới
- Xuất hiện các mụn nước trên môi, có thể là mụn ngứa.
- Khi bị bệnh dị ứng son môi sẽ bị sưng môi, có thể bị đau hoặc không
- Bên ngoài viền môi có các mụn nước li ti gây ngứa
- Màu sắc môi bị thâm sạm.
- Môi bị khô, tróc vảy thành từng mảng nhỏ, bị đau rát, có trường hợp bị chảy máu khi sử dụng son môi.
- Triệu chứng nặng hơn có thể là bị phù nề, chảy máu, hoặc chảy mủ làm môi bị biến dạng.
Đầu tiên, điều chắc chắn mà bạn phải làm đó là ngừng sử dụng ngay sản phẩm son đang sử dụng. Khi bạn tìm đến cơ sở y tế để khám chữa thì hãy mang theo thỏi son, các bác sĩ sẽ xác định ra thành phần trong son gây dị ứng.
Khi bạn đi ra ngoài phải che vùng môi bị tổn thương lại bằng khẩu trang. Bạn hãy cẩn thận chọn các khẩu trang bản rộng để che chắn tốt hơn, và đặc biệt chọn loại rộng một chút để không cọ xát.
Bạn tránh việc cào cấu, hoặc gãi môi cho dù bị ngứa. Những hành động này càng làm cho vết thương hở bị loét to hơn. Hơn nữa bàn tay, móng tay của con người luôn ẩn chứa vô vàn các loại vi khuẩn nguy hiểm.
Lưu ý bạn phải cẩn thận khi ăn uống, tránh không cho thức ăn hoặc đồ uống dây vào chỗ môi bị tổn thương. Mẹo nhỏ để ăn uống là bạn có thể cho đồ ăn gọn vào thìa rồi há miệng thật to và cho thức ăn vào trong. Còn đồ ống thì nên dùng ống hút hay múc thìa để uống cũng được.
Để phòng các triệu chứng liên quan đến bệnh dị ứng mỹ phẩm nói chung chị em nên tìm hiểu kỹ về các thành phần có trong sản phẩm. Hoặc có thể dùng thử trước. Nếu người bệnh dị ứng son môi có các biểu hiện nặng nề hơn hay không có dấu hiệu giảm nhẹ bạn nên đi khám da liễu. Các y bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp cho chị em để chữa trị tốt nhất.
Thanh Hiền
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.