Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh dịch hạch có chữa được không? Những điều cần biết về bệnh dịch hạch

Ngày 19/12/2023
Kích thước chữ

Bệnh dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến con người và các loài động vật khác. Trong quá khứ, bệnh dịch hạch đã khiến hàng triệu người tử vong ở Châu Âu. Sử dụng kháng sinh và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đúng cách là yếu tố quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng của bệnh dịch hạch. Vậy bệnh dịch hạch có chữa được không?

Bệnh dịch hạch có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu về khả năng chữa trị bệnh dịch hạch và những phương pháp điều trị hiện đại để bảo vệ sức khỏe của bạn qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.

Tìm hiểu về bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch là gì?

Trước khi tìm hiểu về thắc mắc "bệnh dịch hạch có chữa được không?", hãy cùng tìm hiểu về bệnh dịch hạch nhé. Bệnh dịch hạch là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Bệnh này có sự tiến triển nhanh chóng với các triệu chứng nặng nề do nhiễm khuẩn và độc tố lan khắp cơ thể. Người mắc bệnh thường bị lây nhiễm từ các loài động vật như thỏ, chuột,… thông qua trung gian là bọ chét chứa vi khuẩn. Ở Việt Nam, giống bọ chét Xenopsylla cheopis là vector chính gây bệnh, chúng sống ký sinh chủ yếu trên chuột.

Bệnh dịch hạch còn được biết đến với cái tên "Cái chết đen" và là một trong những căn bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Ban đầu xuất hiện ở châu Á và châu Âu trong thời Trung Cổ, dịch bệnh đã tàn phá châu Âu từ năm 1347 đến năm 1351, gây tử vong cho khoảng 25 triệu người (chiếm 1/3 dân số châu Âu thời điểm đó).

benh-dich-hach-co-chua-duoc-khong-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-dich-hach 1
“Cái chết đen” vẫn là một nỗi ám ảnh đáng sợ đối với người dân châu Âu

Năm 1989, Việt Nam ghi nhận trường hợp bệnh dịch hạch đầu tiên. Trong giai đoạn cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1970, dịch bệnh đã bùng phát mạnh mẽ ở Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác. Hiện nay, dịch hạch trên toàn cầu đã được kiểm soát, tuy vẫn còn xuất hiện ở một số quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, dịch hạch thường phát triển vào mùa khô, nhưng cũng có trường hợp ghi nhận vào các thời điểm khác, bao gồm cả mùa mưa.

Nguyên nhân mắc bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch được gây ra bởi vi khuẩn dịch hạch - Yersinia pestis. Đây là một loại vi khuẩn gram âm thuộc họ Enterobacteriaceae. Vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55°C trong vòng 30 phút, ở 100°C trong vòng 1 phút và cũng có thể bị tiêu diệt bằng các thuốc sát khuẩn thông thường. Tên Yersinia pestis được đặt theo tên của bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin - nhà khoa học đã phát hiện ra vi khuẩn này.

benh-dich-hach-co-chua-duoc-khong-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-dich-hach 2
Vi khuẩn Yersinia pestis là tác nhân gây bệnh dịch hạch

Triệu chứng của dịch hạch

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dịch hạch thường xuất hiện trong vòng 2 - 6 ngày sau khi nhiễm bệnh. Có ba loại bệnh dịch hạch, mỗi loại được đặt tên theo bộ phận cơ thể bị nhiễm Yersinia pestis.

Dịch hạch thể hạch

Đây là thể bệnh phổ biến nhất và cũng có khả năng sống sót cao nhất. Với việc điều trị bằng kháng sinh kịp thời, bạn có khoảng 95% cơ hội khỏi bệnh dịch hạch. Bệnh nhân bị sốt, nhức đầu, ớn lạnh, suy nhược và sưng đau một hoặc nhiều hạch bạch huyết. Bọ chét nhiễm bệnh đã cắn và truyền vi khuẩn vào cơ thể con người, sau đó vi khuẩn nhân lên trong hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng thường ở gần nơi bị bọ chét nhiễm bệnh cắn. Nếu không thực hiện điều trị bằng kháng sinh phù hợp, vi khuẩn có thể lan rộng sang các phần khác của cơ thể.

Dịch hạch thể phổi

Bệnh dịch hạch thể phổi là dạng bệnh dịch hạch nghiêm trọng nhất. Thời gian ủ bệnh có thể chỉ trong 24 giờ. Bệnh có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp. Bất kỳ người nào mắc bệnh dịch hạch thể phổi đều có thể truyền bệnh thông qua các giọt bắn nhỏ. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi. Sau đó, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện, bao gồm khó thở, đau ngực và ho. Ho có thể kèm theo đờm có máu hoặc chất nhầy. Bệnh dịch hạch thể phổi có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ khỏi bệnh cao nếu được phát hiện và điều trị trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng.

Dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết

Khi Yersinia pestis xâm nhập vào máu, bạn sẽ mắc bệnh dịch hạch. Bệnh nhân bị sốt, ớn lạnh, suy nhược cực độ, đau bụng, sốc và có thể chảy máu ở da và các cơ quan khác. Da và các mô khác có thể chuyển sang màu đen và hoại tử, đặc biệt là ở ngón tay, ngón chân và mũi. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết có thể gây hoại tử và thường dẫn đến tử vong. Sự can thiệp đúng đắn bằng kháng sinh ở giai đoạn đầu giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống mức 4 - 15%. Dạng bệnh này diễn tiến rất nhanh, người bệnh thường qua đời trong cùng một ngày sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.

benh-dich-hach-co-chua-duoc-khong-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-dich-hach 3
Dịch hạch biến chứng gây hoại tử

Bệnh dịch hạch có chữa được không?

Vậy bệnh dịch hạch có chữa được không? Bệnh dịch hạch, mặc dù nguy hiểm, có thể được điều trị bằng các loại kháng sinh đã có sẵn nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Nguyên tắc chung của việc điều trị bệnh dịch hạch bao gồm:

  • Điều trị ngay khi được chẩn đoán: Bắt đầu điều trị ngay lập tức sau khi xác định mắc bệnh dịch hạch.
  • Thành lập khu vực cách ly: Tạo ra khu vực cách ly để chăm sóc và điều trị người bệnh. Đây có thể là trạm y tế xã, khoa truyền nhiễm trong bệnh viện hoặc một phòng điều trị riêng biệt.
  • Sử dụng kháng sinh đặc hiệu: Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để tiêu diệt vi khuẩn. Có nhiều loại kháng sinh có hiệu quả như streptomycin, gentamicin hay doxycycline.
  • Điều trị nâng đỡ toàn trạng: Đối với bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch cần điều trị nâng đỡ toàn trạng để giảm các biến chứng và hỗ trợ chức năng cơ thể. Điều này có thể bao gồm truyền dịch, cân bằng chất điện giải, điều trị sốt, cung cấp thuốc trợ tim mạch và an thần.
  • Hồi sức tích cực: Nếu bệnh nhân có các biểu hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn hoặc xuất huyết, cần tiến hành hồi sức tích cực để ổn định tình trạng sức khỏe.
  • Cung cấp dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng: Bệnh nhân cần được cung cấp một chế độ ăn đầy đủ, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và phục hồi sau khi điều trị.
benh-dich-hach-co-chua-duoc-khong-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-dich-hach 4
Bệnh dịch hạch có chữa được không?

Chỉ có bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm có đủ kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra quyết định về việc điều trị và theo dõi bệnh dịch hạch. Việc điều trị nhanh chóng và đúng cách là rất quan trọng để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh dịch hạch

Ngoài câu hỏi bệnh dịch hạch có chữa được không, dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh dịch hạch:

  • Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi tiếp xúc với động vật hoặc môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Tiếp xúc an toàn với động vật: Tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã, đặc biệt là các loài gặm nhấm như chuột, sóc và thỏ, vì chúng có khả năng mang vi khuẩn gây bệnh.
  • Kiểm soát động vật: Đảm bảo kiểm soát và diệt côn trùng, giữ vệ sinh trong nhà cửa và môi trường sống để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn từ động vật sang con người.
  • Tiêm phòng và chữa trị: Tuân thủ chính sách tiêm phòng và điều trị đúng theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình có triệu chứng liên quan đến bệnh dịch hạch, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ cơ quan y tế ngay lập tức.
  • Tiêu hủy rác thải: Loại bỏ rác thải một cách an toàn và đúng quy trình, đặc biệt là rác thải từ các loài động vật đã nhiễm bệnh.
  • Tăng cường giáo dục cộng đồng: Tổ chức các hoạt động giáo dục và tăng cường nhận thức về dịch hạch trong cộng đồng, bao gồm cách phòng ngừa, triệu chứng và điều trị.
benh-dich-hach-co-chua-duoc-khong-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-dich-hach 5
Kiểm soát động vật để ngăn ngừa bệnh

Lưu ý rằng, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa được đề cập không đảm bảo chữa trị cho bệnh dịch hạch. Việc chữa trị bệnh này yêu cầu sự can thiệp của chuyên gia y tế và thuốc kháng sinh phù hợp.

Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc chữa trị và kiểm soát bệnh dịch hạch, không thể phủ nhận rằng nó vẫn là một căn bệnh nguy hiểm và đòi hỏi sự chú ý toàn diện từ phía các chuyên gia y tế và cộng đồng. Việc nâng cao nhận thức về bệnh, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và tìm kiếm giải pháp mới để chữa trị bệnh dịch hạch là những yếu tố quan trọng trong việc đối phó với căn bệnh này. Hi vọng bạn đã có thông tin cho thắc mắc "bệnh dịch hạch có chữa được không?", chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc, là những người đồng hành đáng tin cậy của Nhà thuốc Long Châu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin