Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dịch hạch: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm nổi tiếng với các tên: “Cái chết đen”. Trong thời trung cổ, bệnh đã gây ra cái chết cho 1 nửa dân số ở một vài khu vực hoặc thậm trí làm cho một nơi sầm uất thành bỏ hoang. Hiện nay, với sự phát triển của y học, bệnh dịch hạch dần được kiểm soát tốt hơn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Dịch hạch là gì? 

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis, thuộc họ Enterobacteriaceae. Bệnh thường gặp ở động vật gặm nhấm như chuột, thỏ... dịch hạch lây lan qua con người và động vật khác thông qua vật trung gian là bọ chét bị nhiễm khuẩn.

Trên lâm sàng, dịch hạch có nhiều thể như thể hạch (chiếm 90%), thể phổi, thể nhiễm khuẩn huyết.

Khi thời tiết hanh khô tạo điều kiện thuận lợi để chuột và bọ chét phát triển làm cho dịch hạch bùng phát mạnh. Đây là một bệnh tiến triển nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của dịch hạch

Những người bị mắc bệnh dịch hạch từ 2 tới 6 ngày sau khi nhiễm bệnh thường có triệu chứng như bị cúm thông thường. Tùy vào thể gây bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết dịch hạch khác nhau.

Dịch hạch thể hạch

Người bệnh sẽ bị nổi những hạch bạch huyết phồng to và mềm những hạch này thường nằm ở háng, nách hoặc cổ và kích thước đôi khi to như quả trứng gà.

Những triệu chứng của dịch hạch thể hạch thường xuất hiện từ 2 tới 8 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh, bao gồm:

  • Sốt và ớn lạnh;
  • Đau đầu;
  • Đau cơ;
  • Mệt mỏi hoặc khó chịu;
  • Đau bụng, tiêu chảy.

Dịch hạch thể phổi

Dịch hạch thể phổi thường hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm nhất, vì có thể lây từ người qua người thông qua đường hô hấp. Những triệu chứng dịch hạch thể phổi xuất hiện nhanh chỉ sau một ngày nhiễm bệnh. Các triệu chứng bao gồm:

  • Khó thở;
  • Đau ngực;
  • Ho;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Cảm thấy mệt mỏi;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Đờm có máu.

Dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết

Dấu hiệu bệnh dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết thường bắt đầu sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh vài ngày, tuy nhiên trước khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh có thể dẫn tới tử vong. Các triệu chứng dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết bao gồm:

  • Đau bụng;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Sốt và ớn lạnh;
  • Cơ thể cực kỳ yếu và mệt mỏi;
  • Chảy máu từ mũi, miệng, hậu môn hay dưới da (máu có thể không đông được);
  • Sốc;
  • Da chuyển sang màu đen (hoại tử).

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh dịch hạch

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến dịch hạch

Nguyên nhân gây ra dịch hạch là do nhiễm vi khuẩn Yersinia pestis. Đây là một trực khuẩn Gram âm, thuộc họ Enterobacteriaceae, chúng có thể bị tiêu diệt trong nhiệt độ 5500C trong khoảng thời gian 30 phút, ở 10.000oC trong vòng 1 phút ngoài ra những thuốc sát khuẩn thường dùng cũng có thể tiêu diệt chúng.

Người thường bị mắc bệnh dịch hạch qua vết cắn của bọ chét đã từng cắn qua những động vật bị nhiễm bệnh như chuột, thỏ, sóc,... Đôi khi, nó cũng có thể bị lây lan trực tiếp giữa người với người hoặc với động vật nhiễm bệnh. Ăn thịt động vật có mầm bệnh cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Bệnh dịch hạch cũng có thể lây qua vết xước hoặc vết cắn của thú nuôi trong nhà bị nhiễm bệnh.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải dịch hạch?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị dịch hạch nếu tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dịch hạch

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dịch hạch: 

  • Sống trong môi trường ô nhiễm;
  • Tiếp xúc với người hoặc động vật bị dịch hạch;
  • Tiếp xúc với động vật gặm nhấm;
  • Người có sức đề kháng yếu.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán dịch hạch

Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị dịch hạch. Bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng. 

Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác xem có bị dịch hạch không bác sĩ sẽ lấy thu thập các mẫu bệnh phẩm từ các hạch bạch huyết, đờm, máu để tiến hành kiểm tra xem có vi khuẩn gây bệnh không. Phương pháp xét nghiệm được sử dụng là:

  • Nhuộm soi: Lấy mẫu bệnh phẩm đem đi nhuộm Gram và Wayson, Wright hoặc Giemsa, soi trực tiếp để tìm kiếm vi khuẩn dịch hạch.
  • Cấy và phân lập vi khuẩn: Mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy trong môi trường thích hợp để phân lập ra vi khuẩn gây bệnh.
  • Sử dụng kỹ thuật PCR để xác định bệnh.
  • Phản ứng ELISA: Phát hiện kháng thể type IgG và IgM của vi khuẩn Yersinia pestis.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị dịch hạch hiệu quả

Bệnh dịch hạch tiến triển nhanh chóng, nếu không kịp thời điều trị, vi khuẩn dịch hạch có thể nhân lên trong máu (dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết) hoặc trong phổi (dịch hạch thể phổi) và có thể tử vong trong vòng 24 giờ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Khi bạn nghi ngờ mình đã bị dịch hạch, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng kháng sinh ngay cả trước khi xác định chính xác bạn có bị nhiễm bệnh không. 

Điều trị thường bao gồm: Gentamicin hoặc ciprofloxacin truyền tĩnh mạch. Một vài trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu thở máy. Sau khi hết sốt, tiếp tục điều trị trong vài tuần.

Nếu bạn được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bị dịch hạch thì bạn cần được cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác.

Khi người thân hoặc những người tiếp xúc gần với bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ và bác sĩ có thể kê kháng sinh như một biện pháp phòng ngừa.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của dịch hạch

Chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng

Chưa có dữ liệu.

Phương pháp phòng ngừa dịch hạch hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
  • Không sử dụng các thực phẩm từ động vật mắc bệnh.
  • Không nên tiếp xúc với những người hay động vật bị nhiễm bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với những động vật gặm nhấm.
  • Bảo vệ vật nuôi khỏi bọ chét bằng cách sử dụng thuốc kiểm soát bọ chét.
  • Khi ở ngoài trời hay bôi thuốc chống côn trùng.
  • Nếu bạn tiếp xúc với nguồn bệnh, hãy tới gặp bác sĩ ngay lập tức.
Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/plague#prevention

Các bệnh liên quan

  1. Giun sán

  2. Bệnh ấu trùng da di chuyển

  3. Bệnh Brucella

  4. Nhiễm Candida

  5. Viêm gan E

  6. Nhiễm Echinococcus

  7. Mụn cóc phẳng

  8. Bệnh hột xoài

  9. Bệnh thận do HIV

  10. Sởi