Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em. Nếu không kiểm soát kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng vĩnh viễn. Vậy ho gà có nguy hiểm không?
Bệnh ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và bùng phát dịch. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy cùng tìm hiểu xem bệnh ho gà có nguy hiểm không cũng như phương pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe nhé.
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Chủng vi khuẩn này khi xâm nhập vào đường hô hấp, sẽ bám trên các lông mao rồi giải phóng độc tố dẫn đến nhiễm khuẩn đường thở.
Khi nhiễm bệnh, người bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu tiên như bị cảm lạnh, cảm cúm. Do đó, mọi người thường chủ quan mà không nghĩ là mắc ho gà. Chính vì thế, thường bỏ qua thời gian “vàng” để điều trị.
Triệu chứng bắt đầu biểu hiện rõ và nặng hơn sau 1 - 2 tuần đầu nhiễm bệnh. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ho rũ rượi và không kiểm soát được, sau mỗi cơn ho có tiếng rít như tiếng gà. Một số trường hợp còn đi kèm với sốt nhẹ, nôn, tiêu chảy, kiệt sức,...
Ho gà lây từ người sang người qua đường hô hấp. Người chưa có mầm bệnh sẽ bị lây nhiễm nếu dùng chung không gian thở với người bệnh hay bị dính giọt bắn từ người bệnh khi hắt hơi, ho.
Ho gà là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính tại đường hô hấp với tốc độ lây lan nhanh chóng thành dịch. Nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Chính vì thế, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ biến chứng cao, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ho gà là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh. Bệnh đã khiến khoảng 300.000 trẻ em trên toàn thế giới tử vong mỗi năm kèm theo nhiều biến chứng tổn thương não.
Các biến chứng có thể xảy đến với trẻ em chủ yếu là biến chứng hệ hô hấp và hệ thần kinh. Một số biến chứng của ho gà đối với trẻ nhỏ như sau:
Viêm phổi
Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ không được điều trị tốt. Viêm phổi nặng khiến trẻ nhỏ gặp phải tình trạng suy hô hấp, khó thở, hay nghiêm trọng hơn là ngừng thở và gây tử vong. Đặc biệt, biến chứng này nguy hiểm cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi vì hệ miễn dịch kém.
Xẹp phổi
Xẹp phổi sinh ra do các nút nhầy bị ảnh hưởng khiến các phế quản nhỏ bị bít tắc. Thậm chí nếu ho quá dữ dội mà không có biện pháp kiểm soát, các phế nang phổi bị bít tắc có thể vỡ ra dẫn đến tràn khí mô kẽ hay tràn khí dưới da. Có khoảng 5% trẻ mắc bệnh ho gà gặp phải biến chứng xẹp phổi
Biến chứng thần kinh
Biến chứng thần kinh rất nguy hiểm, nhất là với trẻ nhỏ, vì có thể sẽ gây ra tổn thương não vĩnh viễn:
Biến chứng khác
Một số biến chứng khác cũng có thể gặp ở những người hay trẻ mắc bệnh ho gà: Loét hàm lưỡi, thoát vị rốn, tụ máu dưới kết mạc, chảy máu nội sọ,...
Thanh thiếu niên và người lớn nhiễm ho gà cũng có thể xuất hiện biến chứng, tuy nhiên ít nghiêm trọng hơn so với trẻ nhỏ. Các biến chứng này chủ yếu do cơn ho kéo dài gây ra như sụt cân, gãy xương sườn do ho quá mạnh, mất kiểm soát bàng quang, bất tỉnh, viêm phổi…
Nếu những biến chứng này không được can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, do đó, khi phát hiện bệnh hay ngay từ thời điểm xuất hiện các triệu chứng đầu tiên nên đi thăm khám, chẩn đoán để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Hiện nay, phương pháp điều trị ho gà chủ yếu nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh.
Trẻ em mắc bệnh ho gà cần được đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị cùng sự theo dõi của bác sĩ. Đối với trường hợp trẻ được chẩn đoán ho gà nhẹ có thể điều trị cách ly tại nhà. Cha mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị cho trẻ tại nhà bằng cách: Vệ sinh cá nhân cho trẻ, làm thông thoáng đường thở và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu điều trị tại nhà không có dấu hiệu tiến triển tốt, trẻ có các dấu hiệu nặng như số lượng cơn ho nhiều hơn, trẻ nôn nhiều, chán ăn, quấy khóc nhiều, cơ thể tím tái,… thì cần đưa trẻ đi cấp cứu sớm.
Nếu trẻ đáp ứng tốt với thuốc điều trị, cha mẹ vẫn cần lưu ý cho trẻ cách ly tại nhà cho đến khi bệnh chữa khỏi hoàn toàn. Cùng với đó vẫn phải tiếp tục điều trị đến hết liều thuốc, tránh trường hợp bệnh đang thuyên giảm nhưng do ngừng điều trị sớm mà tái phát nặng hơn.
Cách chủ động phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất chính là tiêm vaccine. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), thời điểm trẻ được 2 tháng tuổi thì kháng thể chống lại bệnh ho gà của mẹ truyền sang cho con đã cạn kiệt. Do đó, việc tiêm phòng vaccine cho trẻ sẽ bắt đầu từ thời điểm này.
Khi bắt đầu tiêm chủng ho gà, mọi người cần tuân thủ lịch tiêm đúng theo quy định và hướng dẫn của bác để đủ liều, đủ lượng. Như vậy, công dụng phòng bệnh của vaccine mới đạt hiệu quả tối ưu nhất. Vì khi đã tiêm vaccine đúng theo yêu cầu sẽ đem lại hiệu quả phòng bệnh lên đến 90%. Nếu có mắc phải cũng chỉ biểu hiện nhẹ và ít biến chứng hơn.
Ngoài ra, để nâng cao sức khỏe cũng như khả năng phòng bệnh, mọi người có thể:
Đặc biệt, với các trẻ nhỏ không thể chủ động phòng ngừa, cha mẹ nên có biện pháp phòng ngừa cho trẻ cũng như theo dõi sức khỏe và biểu hiện của trẻ. Điều này, giúp phát hiện nhanh chóng bệnh và không bỏ qua thời gian đầu điều trị.
Như vậy, thông tin trong bài viết giúp mọi người hiểu hơn và có câu trả lời cho câu hỏi bệnh ho gà có nguy hiểm không? Quan trọng nhất, cần đi khám ngay nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh để điều trị kịp thời và hiệu quả.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.