Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh liệt dạ dày: Dấu hiệu, nguyên nhân, và cách điều trị

Ngày 23/03/2022
Kích thước chữ

Bỗng một ngày bạn nhận ra mình ăn không tiêu, đến bữa không đói và tình trạng này kéo dài hàng tháng trời, thì hãy cẩn thận. Có thể bạn đã mắc bệnh liệt dạ dày.

Mặc dù việc ăn không tiêu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các loại bệnh khác, nhưng nếu bạn không gặp bất kỳ các triệu chứng nào và chưa từng gặp tình trạng này trước đây, thì khả năng cao bạn mắc bệnh liệt dạ dày. Đây là loại bệnh khiến cho cơ thể suy yếu do không hấp thu chất dinh dưỡng, và gây tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh liệt dạ dày là gì?

Bệnh liệt dạ dày là tình trạng thức ăn lưu lại trong dạ dày của bạn lâu hơn bình thường. Bạn có thể nghe thấy các bác sĩ chẩn đoán rằng bạn bị "chậm làm rỗng dạ dày" - chính là nhắc đến bệnh liệt dạ dày này.

Triệu chứng

Triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Ợ chua hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Bụng khó chịu.
  • Ăn không tiêu.
  • Cảm giác no nhanh khi ăn.
  • Bụng phình to.
  • Chán ăn và sụt cân.
  • Khó kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Đau bụng.
Bệnh liệt dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu 1 Bệnh liệt dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

Biến chứng

Nếu để bệnh nặng, bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng sau:

  • Mất nước.
  • Suy dinh dưỡng do cơ thể không hấp thu hết chất dinh dưỡng.
  • Vi khuẩn có hại lên men do thức ăn ở trong dạ dày quá lâu.
  • Khi thức ăn đông lại thành cục đặc và không thể ruột non của bạn.

Nếu bạn bị tiểu đường, lượng đường trong máu của bạn có thể tăng lên sau khi lượng thức ăn cuối cùng được chuyển vào ruột non. Khi đó, bạn sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh này là tiểu đường. Nó có thể làm tổn thương các dây thần kinh - bao gồm dây thần kinh phế vị mà chịu trách nhiệm điều khiển hệ thống tiêu hóa của bạn - và một số tế bào nhất định trong dạ dày của bạn.

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Tổn thương dây thần kinh phế vị do phẫu thuật.
  • Thiếu hormone tuyến giáp (suy giáp).
  • Nhiễm trùng dạ dày do virus (viêm dạ dày ruột).
  • Các loại thuốc, chẳng hạn như ma tuý và một số thuốc chống trầm cảm.
  • Bệnh Parkinson.
  • Bệnh đa xơ cứng.

Các bệnh hiếm gặp như bệnh amyloidosis (lắng đọng các sợi protein trong các mô và cơ quan) và xơ cứng bì (chứng rối loạn mô liên kết mà gây ảnh hưởng đến da, mạch máu, cơ xương và các cơ quan nội tạng của bạn).

Một số loại thuốc có thể gây ra bệnh liệt dạ dày 2 Một số loại thuốc có thể gây ra bệnh liệt dạ dày

Chẩn đoán

Các phương pháp chẩn đoán tập trung vào việc quan sát và siêu âm dạ dày, như:

  • Chụp rửa dạ dày bằng đồng vị phóng xạ (xạ hình dạ dày): Bác sĩ sẽ để bạn ăn thực phẩm có chứa một lượng rất nhỏ chất phóng xạ. Sau đó, bạn nằm dưới một máy quét. Nếu hơn 10% thức ăn vẫn còn trong dạ dày của bạn 4 giờ sau khi ăn thì bạn đã bị chứng liệt dạ dày. 
  • Chụp X quang với barium: Bạn sẽ uống một chất lỏng (barium), chất này bao phủ thực quản, dạ dày và ruột non của bạn và phản chiếu trên X-quang. Đây còn được gọi là chụp X quang cản quang ống tiêu hóa trên hoặc X quang thực quản cản quang với Barium.
  • Xét nghiệm tốc độ làm rỗng dạ dày (13C-GEBTs): Đây là một xét nghiệm không dùng chất phóng xạ nhằm đo lường tốc độ làm rỗng dạ dày của bạn. Bạn sẽ ăn thực phẩm có chứa một nguyên tố hóa học là đồng vị 13C và bác sĩ sẽ xét nghiệm tốc độ làm rỗng dạ dày sau đó.
  • Áp kế dạ dày: Bác sĩ đưa một ống mỏng qua miệng và vào dạ dày của bạn để kiểm tra hoạt động mang tính điện học và cơ học, đồng thời tìm ra tốc độ tiêu hóa của bạn.
  • Điện cơ: Phương pháp này đo hoạt động điện trong dạ dày của bạn bằng cách sử dụng các điện cực trên da của bạn.
  • Sử dụng thuốc thông minh: Bạn nuốt một thiết bị điện tử nhỏ có tác dụng gửi thông tin về tốc độ di chuyển của nó khi di chuyển qua hệ tiêu hóa của bạn.
  • Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các cơ quan của bạn nhằm loại trừ các bệnh khác.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Bác sĩ đưa ống nội soi xuống thực quản để quan sát niêm mạc dạ dày của bạn.

Cách điều trị

Chế độ ăn lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh liệt dạ dày 3 Chế độ ăn lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh liệt dạ dày

Mặc dù bệnh có thể chuyển sang mãn tính nếu bạn không chữa trị kịp thời, nhưng bạn có thể kiểm soát bệnh này nhằm giúp bạn ít gặp các triệu chứng bệnh hơn:

  • Thay đổi chế độ ăn: Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu như cháo, sinh tố, súp,... Tránh thức ăn nhiều chất béo và chất xơ vì chúng có thể gây khó tiêu. Sau khi ăn xong nên ngồi hoặc vận động nhẹ nhàng, tránh nằm ngay sau khi ăn.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc như Metoclopramide, Erythromycin, thuốc chống nôn, giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của bạn và phòng tránh tình trạng nôn mửa khi bạn ợ chua hoặc đầy hơi. 
  • Sử dụng dụng cụ y tế hỗ trợ: Đối với các trường hợp nặng, bác sĩ có thể luồn ống cung cấp thức ăn hoặc mở ống thông hỗng tràng qua bụng và vào ruột non của bạn. Sau đó, chất dinh dưỡng sẽ được đưa vào ống và chúng sẽ đi thẳng vào ruột non. Như vậy, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu nhanh hơn mà không phải đi qua dạ dày, giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.

Bệnh liệt dạ dày có thể không gây tử vong nhưng nó gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Do vậy, nếu bạn thấy tình trạng khó tiêu diễn ra trong hai tuần, hãy nhanh chóng thăm khám để tìm ra bệnh và chữa trị bệnh đúng cách. Bên cạnh đó, rèn thói quen sống lành mạnh là cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn phòng ngừa bệnh liệt dạ dày cũng như các bệnh khác.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: Web MD

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin