Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh mù màu máu khó đông ở người di truyền không?

Ngày 07/07/2022
Kích thước chữ

Bệnh mù màu máu khó đông ở người di truyền không? Liệu có thể chữa được hai bệnh này không? Đó là những câu hỏi thường thấy khi bản thân hoặc người nhà của chúng ta mắc phải những bệnh này. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về những thông tin này nhé.

Bệnh mù màu máu khó đông ở người di truyền không đang là câu hỏi đang được quan tâm. Nhiều người khi mắc một trong hai bệnh này đều lo lắng rằng bệnh sẽ di truyền cho những đời con cháu sau. Vậy hai căn bệnh này di truyền như thế nào? Trước khi vào trả lời câu hỏi, chúng ta hãy tìm hiểu xem bệnh mù màu, máu khó đông là bệnh gì.

Bệnh mù màu ở người

Bệnh mù màu, còn được gọi là loạn sắc giác hay rối loạn sắc giác là một bệnh về mắt của người. Khi bị mắc mù màu bạn vẫn có thể nhìn rõ các vật nhưng không thể phân biệt được một số màu sắc nhất định hoặc toàn bộ màu sắc. 

Việc phân biệt màu sắc ở mắt do các tế bào hình nón đảm nhận, chúng tập trung ở hố trung tâm của võng mạc. Nếu các tế bào hình nón này không hoạt động hoặc bị rối loạn chức năng sẽ gây mù màu. Sai hỏng các loại tế bào hình nón khác nhau sẽ gây ra các dạng mù màu khác nhau.

Nguyên nhân gây ra bệnh mù màu

Có nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ gây ra bệnh mù màu. Một số nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh mù màu ở người là: 

  • Do yếu tố di truyền: Bị mù màu bẩm sinh là tình trạng thường gặp ở nam hơn so với nữ giới. Họ có thể mất khả năng nhìn thấy màu xanh (thường gặp) hoặc màu vàng (hiếm hơn). Tùy theo mức độ mà người ta chia bệnh mù màu thành các thể nhẹ, trung bình hoặc nặng.
  • Biến chứng của các bệnh mãn tính khác: Tăng nhãn áp, tiểu đường, tim mạch, parkinson, thiếu hồng cầu hình lưỡi liềm và alzheimer có thể làm ảnh hưởng đến thị lực của bạn gây ra bệnh mù màu. Trong các trường hợp này có thể bị mù màu một hoặc cả hai mắt. Nếu được điều trị bệnh mù màu do biến chứng có thể thuyên giảm.
  • Tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc: Một số loại thuốc nhất định có thể ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc của mắt gây nên bệnh mù màu như thuốc tim mạch, rối loạn cương dương, huyết áp, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh…
  • Do quá trình lão hóa của mắt theo thời gian.
Bệnh mù màu máu khó đông ở người di truyền không? 1 Có nhiều dạng bệnh mù màu khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân của nó

Bệnh mù màu có điều trị được không?

Hiện nay, chưa có bất kì phương pháp nào có thể được chứng minh có thể điều trị khỏi bệnh mù màu hoàn toàn. Nhưng có một số biện pháp có thể được bác sĩ đề xuất để giảm thiểu và khắc phục hậu quả do máu khó đông gây ra:

  • Trẻ bị mù màu, người nhà cần báo với giáo viên và nhà trường về tình trạng của trẻ, để nhận được những hỗ trợ từ phía thầy cô và nhà trường trong quá trình học tập.
  • Bệnh mù màu có nguyên nhân biến chứng của các bệnh khác hoặc tác dụng phụ của thuốc, có thể được cải thiện khi điều trị bệnh nguyên hoặc ngừng dùng thuốc.
  • Động viên, hỗ trợ những người bị bệnh mù màu để họ có thể thích nghi với việc không phân biệt được màu sắc.
  • Người bệnh cần tự ghi nhớ thứ tự của đèn giao thông để tránh việc phạm luật và những nguy hiểm tiềm ẩn.
  • Các ứng dụng trên điện thoại có thể giúp người bệnh nhận biết các màu sắc.
  • Kính lọc màu: Đây là một loại kính được các nhà khoa học mới phát triển. Có tính năng tăng độ tăng phản giữa các màu mà bệnh nhân không phân biệt được.
Bệnh mù màu máu khó đông ở người di truyền không? 2 Ghi nhớ thứ tự đèn giao thông để không vi phạm pháp luật

Bệnh máu khó đông ở người

Đây là một rối loạn chảy máu di truyền ở người. Sự vắng mặt hoặc thiếu hụt các yếu tố đông máu là một số protein là đặc điểm chung của bệnh này. Bệnh này được phân loại dựa trên sự khác nhau về nồng độ các yếu tố đông máu có trong máu của người bệnh. 

Nếu một người bị bệnh máu khó đông, dù chỉ một vết cắt nhỏ cũng có thể gây ra mất máu do máu không được đông theo cách thông thường. Ngoài ra máu khó đông còn có thể gây ra:

  • Chảy máu tự phát.
  • Chảy máu trong.
  • Chảy máu trong các khớp gây sưng, đau, phù khớp.

Nguyên nhân gây bệnh máu khó đông

Máu khó đông có nguyên nhân chính là các rối loạn di truyền, là kết quả của việc nhận gen bệnh từ bố, mẹ. Ngưỡng biểu hiện bệnh của bé trai thấp hơn bé gái. Nếu bé trai và bé gái cùng mang 1 gen bệnh thì chỉ có bé trai biểu hiện thành bệnh máu khó đông, bé gái không biểu hiện thành bệnh nhưng có thể truyền gen bệnh đó cho con cái.

Hiện tượng đông máu là kết quả của sự phối hợp giữa 13 yếu tố đông máu với nhau và với môi trường. Nếu một trong số các yếu tố này bị thiếu hụt có thể gây ra bệnh máu khó đông.

Có ba dạng bệnh máu khó đông là A,B và C:

  • Bệnh máu khó đông A: Đây là dạng bệnh máu khó đông phổ biến nhất. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt yếu tố VIII gây ra. Bệnh máu khó đông dạng A còn được gọi là “Bệnh máu khó đông cổ điển”.
  • Bệnh máu khó đông B: Nguyên nhân của dạng B là không có hoặc thiếu nghiêm trọng yếu tố đông máu IX trong máu.
  • Bệnh máu khó đông C: Là một dạng hiếm gặp trong những người bị bệnh máu khó đông nguyên nhân do thiếu hụt yếu tố XI. Đây là dạng nhẹ nhất trong các dạng bệnh máu khó đông. Những người mắc bệnh máu khó đông dạng C thường không bị chảy máu tự phát mà chỉ xuất huyết khi phẫu thuật hoặc bị chấn thương.

Bệnh máu khó đông là một bệnh di truyền nên vẫn chưa có phương pháp để điều trị hoàn toàn. Các bác sĩ sẽ có nhiều biện pháp để giảm thiểu những triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh.

Ngoài ra bệnh máu khó đông còn được phân loại theo nguyên nhân:

  • Bệnh máu khó đông bẩm sinh: Đa số các người mắc máu khó đông là do bẩm sinh. Là sự tiếp nhận thông tin di truyền từ bố, mẹ ngay trong thời kỳ mang thai. Yếu tố gia đình rất quan trọng trong việc chẩn đoán khó đông máu bẩm sinh.
  • Bệnh khó đông máu thứ phát: Không giống như khó đông máu bẩm sinh, khó đông máu thứ phát là một rối loạn tự miễn hiếm gặp. Cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể tấn công các yếu tố đông máu, thường là yếu tố VIII gây máu khó đông.

Cách sống chung với máu khó đông

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm gen khi có các dấu hiệu của bệnh máu khó đông xuất hiện để xác định chính xác người đó có đang bị bệnh hay không. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Vì vậy, bệnh nhân cần cẩn thận trong sinh hoạt thường ngày với những lưu ý sau:

  • Đi đứng cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh những chấn thương có thể dẫn đến chảy máu.
  • kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm ở miệng để giảm nguy cơ chảy máu do bệnh nha chu.
  • Cần tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm nguy cơ chảy máu.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây chảy máu như histamin, aspirin, không châm cứu, không tiêm bắp.
  • Khi bị chấn thương gây chảy máu nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý vết thương.
Bệnh mù màu máu khó đông ở người di truyền không? 3 Khi bị chấn thương gây chảy máu nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất

Bệnh mù màu máu khó đông ở người di truyền không?

Bệnh mù màu máu khó đông ở người di truyền không? Bệnh mù màu máu khó đông ở người di truyền như thế nào?

Bộ nhiễm sắc thể của người bình thường gồm 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính. Ở nữ bộ NST được viết dưới dạng 46,XX và 46,XY ở nam. Các NST này mang thông tin di truyền và khác nhau ở từng người. Cả bệnh máu khó đông và bệnh mù màu đều liên quan đến các đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X. Nam giới thường có hai nhiễm sắc thể giới tính X và Y, trong khi nữ giới có hai nhiễm sắc thể giới tính X. 

Ở nam, do chỉ có một NST giới tính X nên chỉ cần NST này mang gen đột biến thì sẽ biểu hiện thành bệnh. Còn ở nữ, có 2 NST giới tính X nên khi một trong hai NST này mang gen đột biến thì cơ thể vẫn sẽ không biểu hiện thành bệnh. Chỉ khi nào cả hai NST X ở nữ đều mang gen bệnh thì bệnh mới được biểu hiện. Những người nữ có một NST mang gen bệnh sẽ đóng vai trò là người mang mầm bệnh. Là người mang mầm bệnh có nghĩa là người đó sẽ không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của tình trạng này, nhưng họ vẫn có thể truyền bệnh cho con cái của họ.

Ví dụ, trong trường người nam không bị bệnh máu khó đông, lấy vợ bị máu khó đông thì sẽ sinh con trai bị máu khó đông do nhận NST X mang gen bệnh của mẹ và NST Y của bố, nếu sinh con gái sẽ không bị bệnh vì đã nhận được NST X mang gen trội không bị bệnh từ bố.

Với những thông tin Nhà Thuốc Long Châu cung cấp, hi vọng có thể giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về hai bệnh máu khó đông và mù máu ở người cũng như nguyên tắc di truyền của nó và câu hỏi bệnh mù màu máu khó đông ở người di truyền không. Hãy theo dõi Website của Nhà Thuốc Long Châu để đọc được thêm những bài tin tức sức khỏe bổ ích nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin