Dị ứng quế rất hiếm, trung bình cứ 1200 người lớn thì có 1 người bị dị ứng quế. Dị ứng quế được xếp vào loại “dị ứng gia vị” bao gồm các phản ứng dị ứng với tất cả các loại gia vị, không riêng với quế.
Quế lấy từ vỏ bên trong của Cinnamomum có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. Quế đã được sử dụng qua nhiều thế kỷ, không chỉ do đặc tính tạo hương vị mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quế được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như bánh kẹo, kẹo cao su, ngũ cốc ăn sáng, cà ri và gạo hương liệu…
Quế dễ gây ra dị ứng quế nếu sử dụng ở liều lượng cao
Công dụng sức khỏe của dược liệu quế
Quế có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cân, cải thiện hệ tiêu hóa, rối loạn hệ hô hấp...
Quế có vị ngọt, cay, mùi thơm, tính rất nóng, có tác dụng bổ hỏa, hồi dương, ấm thận tỳ, thông huyết mạch, trừ hàn tích.
Thành phần dinh dưỡng của quế bao gồm: Vitamin B và K và các chất chống ôxy hóa làm giảm stress ôxy hóa và có thể giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh đái tháo đường type 2 và một số bệnh khác.
Quế mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ
Nguyên nhân gây dị ứng quế
Quế là một trong những tác nhân gây dị ứng gia vị phổ biến nhất. Hít thở, ăn hoặc chạm vào cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người.
Quế có chứa cinnamaldehyde, một hợp chất có thể gây ra phản ứng dị ứng khi tiêu thụ một lượng lớn. Một lượng nhỏ gia vị dường như không gây ra phản ứng này, vì nước bọt ngăn cản các chất hóa học tiếp xúc với miệng quá lâu.
Quế trong các sản phẩm bánh kẹo, kẹo cao su… ở dạng nhân tạo và gây viêm miệng do tiếp xúc, gây rát và ngứa trong miệng.
Ngoài ra, cinnamaldehyde trong quế là một chất gây kích ứng cổ họng. Nó có thể gây ra các vấn đề về hô hấp thêm trầm trọng.
Những người mắc bệnh hen suyễn hoặc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hô hấp cần đặc biệt cẩn thận khi vô tình hít phải quế, vì họ có nhiều khả năng bị khó thở.
Các triệu chứng thường gặp khi dị ứng quế
Những triệu chứng này thường xảy ra trong vòng vài phút đến một giờ sau khi uống phải chất gây dị ứng:
-
Phát ban hoặc mề đay (giống như vết muỗi đốt và ngứa).
-
Thở khò khè.
-
Khó thở hoặc ho.
-
Sưng môi, mặt và lưỡi.
-
Bệnh tiêu chảy.
-
Nôn mửa.
-
Chóng mặt.
-
Buồn nôn.
-
Ngất xỉu.
Triệu chứng thường gặp khi dị ứng quế là phát ban hoặc mề đay
Chẩn đoán dị ứng với quế
Để chẩn đoán dị ứng thực phẩm với quế, bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể thực hiện xét nghiệm áp da (xét nghiệm chích không đau trên cánh tay hoặc lưng) và nhận được kết quả chỉ sau 20 phút.
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị các miếng dán có chứa sẵn các dị nguyên để kiểm tra (các dị nguyên khác nhau).
-
Áp các miếng dán chứa dị nguyên lên các vùng da lành ở các vị trí khác nhau, không được chồng lên nhau.
-
Theo dõi phản ứng của da tại các vùng dán dị nguyên. Nếu 48 - 96 giờ, tại các vùng da thấy có dấu hiệu hình thành một vệt đỏ hoặc nổi mày đay thì kết luận bệnh nhân bị viêm da dị ứng tiếp xúc với dị nguyên đó.
Một số phản ứng dị ứng quế khác
Viêm da tiếp xúc
Quế đôi khi có thể gây phát ban không đe dọa đến tính mạng được gọi là viêm da tiếp xúc. Phát ban thường trông giống như cháy nắng với vết mẩn đỏ, bong tróc và ngứa. Cách tốt nhất để điều trị chứng phát ban này là tránh dùng quế và các sản phẩm có chứa quế.
Cinnamal là nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm da tiếp xúc. Đây được xem là một chất gây dị ứng ở châu Âu và bắt buộc phải được liệt kê trong danh sách thành phần có mặt trên một lượng nhất định.
Chẩn đoán viêm da tiếp xúc có thể gây nhầm lẫn vì phát ban có thể xuất hiện vài tuần, vài tháng hoặc vài năm sau khi bạn tiếp xúc với sản phẩm có chứa quế. Patch Test (kiểm tra dị ứng áp da) là phương pháp chẩn đoán tốt nhất.
Viêm miệng
Viêm miệng là tình trạng viêm quanh miệng hoặc môi. Các triệu chứng bao gồm đau, rát, loét và bong tróc niêm mạc, trong số những triệu chứng khác. Nói chung, trước đây bạn đã từng uống quế mà không có phản ứng trước khi thử lại và bị kích ứng miệng.
Bên cạnh việc ăn quế, bạn có thể đã tiếp xúc với gia vị trong các sản phẩm hàng ngày mà bạn sẽ không nghĩ đến như nước súc miệng, kem đánh răng, kẹo cao su quế và các sản phẩm khác. Hầu hết các trường hợp được báo cáo về viêm miệng do quế là do kem đánh răng và kẹo cao su.
Chẩn đoán viêm da tiếp xúc hoặc viêm miệng khác nhiều so với chẩn đoán dị ứng thực phẩm. Nếu bạn bị phát ban trông tương tự như vết cháy nắng thì Test áp da là bước hữu ích nhất.
Điều trị bệnh nhân dị ứng quế
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị dị ứng quế, bệnh nhân cần lưu ý:
- Bệnh nhân hạn chế tiếp xúc với các loại thực phẩm có chứa quế để tránh gây dị ứng.
- Sử dụng thuốc kháng histamine: Cơ thể giải phóng histamine, chất này gây ra các triệu chứng dị ứng như sưng, ngứa hoặc kích ứng. Thuốc kháng histamine ngăn chặn việc sản xuất histamine và có thể giúp làm dịu các triệu chứng của phản ứng dị ứng này. Thuốc kháng histamine có dạng viên uống, thuốc nhỏ mắt, kem bôi và thuốc xịt mũi.
- Tránh tiếp xúc với các sản phẩm, thực phẩm có chứa quế như như bánh kẹo, kẹo cao su, ngũ cốc ăn sáng, cà ri và gạo hương liệu…
- Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm đã quá hạn sử dụng, có mùi lạ, màu sắc biến đổi.
- Không sử dụng quế cho trẻ em dưới 1 tuổi.
DS Bảo Ngọc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp