Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh quai bị có lây không?

Ngày 13/12/2018
Kích thước chữ

Quai bị là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh sẽ không nghiêm trọng khi người bệnh tuân thủ tốt việc điều trị, kiêng và cách ly để tránh lây nhiễm. Vậy bệnh quai bị có lây không? Cách phòng tránh như thế nào?

Quai bị là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh sẽ không nghiêm trọng khi người bệnh tuân thủ tốt việc điều trị, kiêng và cách ly để tránh lây nhiễm. Vậy bệnh quai bị có lây không? Cách phòng tránh như thế nào?

Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị  là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút quai bị gây ra, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất ở trẻ em. Dấu hiệu của bệnh quai bị là sưng đau tuyến nước bọt (chủ yếu là tuyến mang tai), đôi khi kèm theo viêm tuyến sinh dục và một số cơ quan khác của cơ thể.

Bệnh quai bị có lây không?Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính

Bệnh quai bị có lây không?

Bệnh quai bị có lây không? Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nên rất dễ lây truyền, và bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, tuyến nước bọt khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh.

Do sự lây lan dễ dàng nên quai bị có thể bùng phát thành những trận dịch lớn, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, nhất là ở các trường học, nơi trẻ em thường xuyên tiếp xúc, tập trung.

Bệnh quai bị có lây không? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh quai bị

Quai bị  do virus  gây ra nên có tốc độ lây nhiễm rất nhanh, chỉ cần một người nhiễm bệnh thì khả năng những người xung quanh bị lây lan rất cao. Những con đường lây lan của bệnh quai bị cụ thể như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
  • Khi ho, hắt hơi, virus sẽ lan truyền trong môi trường không khí.
  • Ăn uống chung với người mắc bệnh.
  • Sử dụng chung những vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo,… với người bệnh.
Bệnh quai bị có lây không? 1Do sự lây lan dễ dàng nên quai bị có thể bùng phát thành những trận dịch lớn

Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Bệnh quai bị có lây không? Cũng như rất nhiều những căn bệnh khác, bệnh quai bị cần phải được sớm phát hiện và điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh về sau.

  • Biến chứng viêm màng não - viêm não: cần phải có sự can thiệp ngay của các bác sĩ.. Trẻ có hiện tượng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, nôn, đôi khi co giật.
  • Viêm màng não tăng lâm ba lành tính. 16% trường hợp bị quai bị mắc phải.
  • Viêm não: chiếm tỉ lệ 0,5%0. Biến chứng này có thể xảy ra ở thời điểm tuyến nước bọt đang sưng viêm hoặc sau đó 2 đến 3 tuần lễ.
  • Biến chứng đến các thần kinh sọ não (0,1%) gây điếc một bên hoặc cả 2 bên tai. Các biển chứng gây viêm thần kinh, viêm tủy, viêm nhiều rễ thần kinh có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp.
  • Biến chứng viêm tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ tuổi dậy thì: biến chứng này thường gặp nhất. Biến chứng quai bị thường xảy ra sau 7-10 ngày viêm tuyến mang tai, trẻ thường đột nhiên sốt cao 40-41 độ C, lạnh run, nhức đầu, mê sảng, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to. Tình trạng này kéo dài khoảng một tuần thì giảm. 
  • Viêm buồng trứng0,4%): đau nặng vùng thượng vị, trong nước tiểu có đường. (cũng ở trẻ tuổi dậy thì): đau bụng một bên hoặc 2 bên gần vùng hố chậu.
  • Biến chứng viêm tụy cấp: Đây là biến chứng thường ít gặp nhất, xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ bảy sau khi viêm tuyến mang tai, người bệnh đau bụng, nôn, trụy mạch, sốt. Bé bị quai bị uống thuốc gì? Trẻ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, giảm đau là có thể hồi phục sau hai tuần.

Bệnh quai bị có lây không? Phòng và điều trị bệnh quai bị

Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, thường hay điều trị biểu hiện quai bị là chính. Các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Khi bị mắc bệnh, người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên; cần được cách ly trong khoảng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Trẻ em bị bệnh không được đến trường, vì như vậy sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. 

Bệnh quai bị có lây không?  2Bệnh quai bị cần phải được sớm phát hiện và điều trị kịp thời

Có thể giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Với những bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị tránh biến chứng nặng hơn.

Bệnh quai bị có lây không? Để phòng bệnh, ngoài các biện pháp cách ly với người bệnh thì phương pháp tiêm phòng là tốt nhất. Hơn 95% những người được tiêm chủng được miễn dịch rất lâu, có thể suốt đời. Vaccine có thể tiêm bất kỳ lúc nào từ 12 tháng tuổi trở lên.

Đối với trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị thì nên tiêm chủng để có thể phòng bệnh tốt nhất cho bản thân và con mình.

Một số nguyên tắc phòng bệnh quai bị được áp dụng trong cộng đồng

Bệnh quai bị có lây không? Để phòng tránh bệnh chúng ta cần thực hiện một số nguyên tắc sau:

  • Người bệnh phải nghỉ ngơi ở nhà, không đi làm, không đi học hay đến những nơi đông người. Thời gian cách ly người bệnh là trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang.
  • Vệ sinh cá nhân và nhà cửa
  •  Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống.
  •  Thường xuyên vệ sinh sạch sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch các đồ chơi của trẻ.
  •  Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng trong ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  •  Khi ho, khi hắt hơi hãy che miệng sau đó phải rửa tay ngay bằng xà phòng.
  • Thực hiện tiêm phòng vắc xin để chủ động phòng chống bệnh

Trên đây là những thông tin về bệnh quai bị có lây không? Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:quai bị