Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn tiền đình uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người. Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng không vững,... Điều này ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Rối loạn tiền đình là những rối loạn có liên quan đến quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị sai lệch hoặc tắc nghẽn. Tình trạng này có thể do động mạch nuôi dưỡng não hoặc dây thần kinh số 8 bị tổn thương, khiến cho cơ thể xuất hiện các triệu chứng như choáng váng, quay cuồng, ù tai, buồn nôn, hoa mắt,... Vậy rối loạn tiền đình uống thuốc gì để có thể cải thiện triệu chứng tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Rối loạn tiền đình thực chất không phải là bệnh, đây là một hội chứng cảnh báo nguy cơ của một số bệnh lý. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn tiền đình, khiến cho người bệnh buồn nôn, chóng mặt, ù tai và mất thăng bằng. Hội chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, một số đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc phải rối loạn tiền đình có thể kể đến như:
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của rối loạn tiền đình, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, dùng thuốc là phổ biến nhất. Vậy rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Một số loại thuốc bác sĩ thường chỉ định mà bạn có thể tham khảo như:
Các thuốc thuộc nhóm histamin có tác dụng giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Một số thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như dimenhydrinate, promethazine, cinnarizin, scopolamine,... Tuy nhiên, đối với những ai có nghề nghiệp cần tập trung cao độ, phải lái xe, vận hành máy móc cần thận trọng khi sử dụng những loại thuốc này vì có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn đó là buồn ngủ.
Một hoạt chất có tác dụng điều trị các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,... của rối loạn tiền đình đó là Acetyl leucin. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng vì có thể gây tương tác với một số loại thuốc khác.
Benzodiazepines là nhóm thuốc an thần giúp làm giảm lo lắng, giảm chóng mặt, trấn tĩnh và ổn định tinh thần. Nhưng không nên dùng thuốc này thường xuyên, lâu dài vì sẽ khiến bệnh nhân lệ thuộc vào thuốc. Khi sử dụng thuốc này, bệnh nhân cần phải được kiểm soát và dùng theo toa của bác sĩ.
Flunarizin thuộc nhóm thuốc ức chế calci thường được chỉ định để kiểm soát cơn chóng mặt do rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não. Khi sử dụng, người dùng cần có sự chỉ định của bác sĩ vì thuốc có thể gây buồn ngủ, tăng triệu chứng trầm cảm, gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, đặc biệt là đối với những bệnh nhân Parkinson.
Để hỗ trợ lưu thông máu và tăng tuần não, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung thêm một số loại thuốc có chứa ginkor giloba, piracetam. Ngoài ra, một số loại thuốc tiêm cũng có thể đẩy lùi một số triệu chứng đau đầu, chóng mặt như gentamicin, steroids,...
Khi sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng của rối loạn tiền đình, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc và đảm bảo điều trị hiệu quả:
Khi bị rối loạn tiền đình, bạn có thể gặp phải cơn chóng mặt kịch phát, để phòng ngừa tình trạng này, hãy tuân thủ một số điều như sau:
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giải đáp cho thắc mắc bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì. Việc điều trị hội chứng này chủ yếu sử dụng biện pháp nội khoa, khi điều trị bệnh nhân cần tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là không được tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào, cũng không được tự ý tăng, giảm liều, bỏ thuốc, thay đổi loại thuốc hay sử dụng các biện pháp dân gian được lưu truyền mà chưa có bằng chứng khoa học nào về hiệu quả. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn, hãy đến gặp bác sĩ nếu có bất thường về sức khỏe bạn nhé!