Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, do đó các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu. Hiểu đúng về bệnh chân tay miệng sẽ giúp các bậc phụ huynh
Có khá nhiều định nghĩa về bệnh chân tay miệng, tuy nhiên bạn có thể hiểu một cách đơn giản tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm do 1 loại virut cấp tính gây ra. Đây là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng có tốc độ lây lan rất nhanh chóng, do đó các bậc cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan trọng việc điều trị và phòng ngừa cho các bé.
Không giống như các căn bệnh truyền nhiễm khác sẽ nhanh chóng “phát” triệu chứng bệnh tay chân miệng thường có thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày mới bắt đầu có những biểu hiện bệnh. Đầu tiên là trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, chán ăn và thường xuyên kêu đau họng. Sau từ 1-2 khởi phát sốt ở vùng miệng trẻ sẽ xuất hiện các đốm đỏ giống như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét, các tổn thương này xuất hiện nhiều nhất ở phần lưỡi, nướu răng và niêm mạc má. Song song đó trên da trẻ cũng xuất hiện các nốt ban đỏ, bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông… Các nốt ban này hầu như không gây ngứa.
Theo các chuyên gia y tế thì bé bị bệnh tay chân miệng vẫn có thể bị lại nhiều lần sau đó nếu tiếp xúc mới mầm bệnh. Bởi có khá nhiều túp virus khác nhau gây ra bệnh chân tay miệng, trẻ bị nhiễm một lần chỉ có thể miễn dịch với 1 loại virus nhất định. Do đó các bậc phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan trong việc phòng ngừa, tốt nhất nên cách ly trẻ với các trẻ nhiễm bệnh và không gian sống dễ lây nhiễm hoặc làm phát triển mầm bệnh.
Bệnh tay chân miệng trẻ em được chia làm 4 cấp độ khác nhau, trong đó cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất được ưu tiên điều trị chăm sóc tại nhà. Các cấp độ còn lại sẽ được chỉ định điều trị và theo dõi tại bệnh viện. Do vẫn chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị bệnh tay chân miệng chủ yếu thiên về điều trị triệu chứng và biến chứng của bệnh. Để mang lại hiệu quả cao cũng như phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm các bậc phụ huynh cần chú ý tuân thủ đúng các nguyên tắc điều trị cũng như thực hiện tốt các lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vệ sinh cho trẻ mắc bệnh. Các bạn nên chú ý cho trẻ uống nhiều nước và tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Trên đây là phần giải đáp bệnh chân tay miệng là gì và phần chia sẻ các thông tin cần biết về bệnh tay chân miệng trẻ em. Hi vọng những thông tin bài viết chia sẻ phần nào sẽ giúp các bạn có những hiểu biết sâu hơn về bệnh để có cách điều trị, chăm sóc và phòng ngừa tốt nhất cho các bé.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.